Tài chính - Ngân hàng | 26/11/2021

So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm – chọn kênh nào hiệu quả?

Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành nhằm mục đích cho phép sử dụng để huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức khác. Sổ tiết kiệm cũng là giấy tờ do ngân hàng cấp nhưng chỉ nhằm mục đích xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản (tiền) gửi tại ngân hàng đó. 

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm về bản chất là khác nhau. Cụ thể là gì? Hãy cùng DNSE phân tích để lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của mình nhé!

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm khác nhau như thế nào?
Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm khác gì nhau?

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm được so sánh theo các tiêu chí sau:

Chứng chỉ tiền gửiSổ tiết kiệm
Tính thanh khoảnKhông được phép rút trước hạn. Nếu thực sự cấp thiết thì phải đạt tối thiểu ½ kỳ hạn mới được phép rút. Tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào điều khoản của từng ngân hàng nữa nha. Do đó, tính thanh khoản của thấp hơn so với gửi tiết kiệm.Sổ tiết kiệm thực chất chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (tiền gửi tại ngân hàng) của khách hàng chứ không phải là giấy tờ có giá. Tính thanh khoản của chúng không cao. Người gửi tiền tiết kiệm có thể rút vốn trước hoặc đúng đến thời điểm đáo hạn. Nhưng nếu rút trước hạn thì số tiền lãi nhận được không nhiều.
Kỳ hạn gửiKỳ hạn lâu hơn tùy theo từng ngân hàng: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,… tối đa lên đến 84 tháng.Kỳ hạn trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,… tối đa là 36 tháng
Lãi suấtLãi suất cao nhất là 9% và mức lãi này khá ổn định. Đương nhiên còn tùy thuộc vào kỳ hạn và quy định của từng ngân hàng.Mức lãi suất cao nhất mà bạn có thể nhận được là 6 – 7%.

Chọn đầu tư chứng chỉ tiền gửi hay gửi sổ tiết kiệm?

Dù là chứng chỉ tiền gửi hay gửi tiết kiệm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó không thể nói đầu tư tiền vào đâu thì sẽ tốt hơn. Vì thế, để tìm đúng kênh đầu tư hiệu quả, lời khuyên dành cho bạn là nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu, mục tiêu cá nhân để có được lựa chọn tốt nhất.

Nếu nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lãi suất, cam kết không rút trước hạn, có nhiều khoản tiền rảnh rỗi thì chứng chỉ là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu khoản tiền của bạn không cố định, muốn dự phòng cho những trường hợp cần tiền gấp thì chọn gửi tiết kiệm.

Chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao nhưng tính thanh khoản thấp hơn gửi tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao nhưng tính thanh khoản thấp hơn gửi tiết kiệm

Nếu bạn muốn đầu tư vào 2 kênh này thì có thể chia nguồn tiền thành 2 phần để tận dụng lợi thế, gia tăng giá trị tài sản của mình. Một phần chứng chỉ tiền gửi cố định, thời gian lâu dài, hưởng lãi suất cao. Còn phần gửi tiết kiệm linh động cho những trường hợp khẩn cấp, vẫn có thể sinh lời mà không ảnh hưởng đến tính thanh khoản.

Chứng chỉ tiền gửi được phát hành nhằm mục đích gì?

Chứng chỉ tiền gửi được phát hành nhằm hai mục đích khác nhau tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Với nhà đầu tư thì đây là kênh kiếm tiền với mức lãi suất, lợi nhuận cao. Còn về phía tổ chức phát hành thì nó được dùng để huy động vốn. Họ ưu tiên chứng chỉ tiền gửi trong thời hạn ngắn khi lãi suất thị trường có biến động. Khi đó, tiền lãi nhận được cao hơn, dễ dàng thanh khoản, chuyển đổi hơn là gửi tiết kiệm.

Mục đích cuối cùng của hình thức đầu tư này là hướng tới mục tiêu tuân thủ Basel II. Nguồn vốn ngày càng được gia tăng trong thời kỳ trung và dài hạn, đảm bảo và nâng cao tỷ lệ an toàn, cơ cấu huy động vốn.

Có thể nói, so với các công cụ tài chính khác thì chứng chỉ tiền gửi là kênh đầu tư khá an toàn. Tuy nhiên, người mua cũng cần có kế hoạch rõ ràng, dài hạn để đối phó với rủi ro không thể lường trước.

Kết luận

Trên đây DNSE đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi về sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn chọn được kênh đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Trần Thị Quyên

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan