Biến động cổ đông lớn tại DNSC trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

Việt Nam Equity và Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng vừa bán ra tổng cộng 4.2 triệu cp tương đương 70% vốn sở hữu tại CTCP Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC, UPCoM: DSC).

Biến động cổ đông lớn tại DNSC trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

Việt Nam Equity và Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng vừa bán ra tổng cộng 4.2 triệu cp tương đương 70% vốn sở hữu tại CTCP Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC, UPCoM: DSC).

Biến động cổ đông lớn trước thềm ĐHĐCĐ bất thường 

Trong cùng ngày 29/12/2020, CTCP Việt Nam Equity và CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) đã bán ra toàn bộ 3.6 triệu cp (60% vốn) và 600,000 cp (10% vốn) DSC đang nắm giữ.

Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ông Nguyễn Đức Anh và ông Tạ Văn Mạnh đã trở thành cổ đông lớn tại DSC khi mua vào cùng 1 lượng gần 1.5 triệu cp tương đương 24.99% vốn (tổng cộng sở hữu của cả 3 cá nhân là gần 4.5 triệu cp tương đương gần 75% vốn).

Báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn tại DSC
Nguồn: DSC

Cổ phiếu DSC có thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch bình quân qua 1 năm chưa tới 1,000 đơn vị/phiên.

* Chứng khoán Đà Nẵng (DSC) bị hạn chế giao dịch 

Đáng chú ý, phiên 29/12/2020 ghi nhận khối lượng giao dịch thỏa thuận gần 4.5 triệu cp, bằng đúng với lượng mua vào của 3 cá nhân kể trên mua vào. Giá trị giao dịch thỏa thuận ngày 29/12 đạt hơn 31 tỷ đồng, tương ứng với 7,000 đồng/cp. Mức giá này thấp hơn 6 % so với giá kết phiên trên thị trường.

Thống kê giao dịch cổ phiếu DSC từ 29/12/2020-05/01/2021

Biến động cổ đông lớn diễn ra ngay trước thềm cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường của DSC, dự kiến tổ chức ngày 08/01/2021. Nội dung cuộc họp lần này xoay quanh 3 nội dung chính, gồm:

Thứ nhất là thông qua hủy bỏ phương án chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ công ty từ 60 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng và phương án sử dụng vốn theo Nghị quyết đã thông qua trước đó. Kế hoạch tăng vốn lên mức 300 tỷ đồng là nhằm bổ sung vốn cho vay margin và vốn lưu động. Đồng thời, việc tăng vốn cũng nằm trong định hướng tăng vốn để thực hiện tự doanh chứng khoán Công ty đề ra cho năm 2020. Mức vốn điều lệ 60 tỷ đồng hiện tại đã được duy trì từ năm 2012 tới nay.

Thứ hai là thông qua việc miễn thủ tục chào mua công khai đối với việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông hiện hữu cho nhà đầu tư mới, dẫn tới việc nhà đầu tư mới giữ trên 25% vốn cổ phần hiện hữu.

Thứ ba là thông qua những điểm sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.

Kết quả kinh doanh liên tục đi xuống

Về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của DSC đi xuống rõ rệt từ năm 2019. Mặc dù lên kế hoạch năm 2019 với lãi sau thuế 12 tỷ đồng giảm phân nửa so với năm trước, song Công ty thậm chí còn thua lỗ hơn 115 triệu đồng.

Khó khăn chồng chất hơn qua năm 2020 khi tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp bất ổn do dịch Covid-19, DSC chỉ đặt kế hoạch hòa vốn mà không đưa ra một con số cụ thể nào. Sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này ghi nhận con số lỗ gần 777 triệu đồng.

Duy Na

FILI