Cẩn trọng trước đà tăng nóng của cổ phiếu khí đốt

Ông Phạm Lê An Thuận – Chuyên viên phân tích ngành của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận thấy đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều không được hưởng lợi gì từ diễn biến giá khí hiện nay. Nhà đầu tư cần cẩn trọng, không nên mua đuổi đối với các cổ phiếu thuộc nhóm khí, khi đà tăng hiện tại chủ yếu dựa vào các thông tin và kỳ vọng về giá khí.

Cẩn trọng trước đà tăng nóng của cổ phiếu khí đốt

Ông Phạm Lê An Thuận – Chuyên viên phân tích ngành của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận thấy đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều không được hưởng lợi gì từ diễn biến giá khí hiện nay. Nhà đầu tư cần cẩn trọng, không nên mua đuổi đối với các cổ phiếu thuộc nhóm khí, khi đà tăng hiện tại chủ yếu dựa vào các thông tin và kỳ vọng về giá khí.

Những yếu tố tác động đến đà tăng giá phi mã của khí đốt

Giá khí thiên nhiên thế giới (natural gas) giao ngay tại Henry Hub đạt mức 6.3 USD/mmbtu vào đầu tháng 10/2021, tăng 143% so với mức đầu năm 2021, và tăng 143% so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức giá khí cao nhất kể từ sau tháng 12/2008.


Diễn biến giá khí đốt qua 3 tháng (tính đến trưa 07/10/2021). Đvt: USD/mmbtu

Theo lý giải của ông Phạm Lê An Thuận, giá khí đốt tăng cao trong giai đoạn vừa qua do tổng hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên là việc kinh tế mở cửa trở lại, các hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường khiến nhu cầu tăng cao. Thứ hai, nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới là Trung Quốc thiếu năng lượng tạo ra sốt năng lượng toàn cầu nói chung.

Và cuối cùng, các nước Châu Âu bước vào mùa đông với lượng tồn kho khí thấp, nhưng lại phụ thuộc vào dòng khí xuất khẩu từ Nga, trong khi tuyến đường ống khí đốt hiện tại gặp nhiều trục trặc, còn tuyến Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chưa đi vào hoạt động.

Cẩn trọng trước đà tăng nóng của cổ phiếu nhóm khí đốt

Giữa bối cảnh đó, các cổ phiếu thuộc nhóm khí, các cổ phiếu như GAS, PGS, PGC,… bất ngờ tăng mạnh mẽ từ tháng 9 đến nay.

Ông Thuận nhận định đà tăng của nhóm cổ phiếu này chủ yếu dựa trên diễn biến giá khí thế giới, tạo ra kỳ vọng về kết quả kinh doanh trong các quý tới.

Tuy nhiên, trên thực tế, do mô hình kinh doanh của các công ty khí rất khác nhau giữa các quốc gia nên cơ chế giá cũng khác nhau. Cùng với đó, tiêu thụ khí ở Việt Nam đang giảm so với cùng kỳ, và dự báo cũng chưa tăng mạnh trong năm 2022. Vì vậy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều không được hưởng lợi gì từ diễn biến giá khí hiện nay.

Vị chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần cẩn trọng, không nên mua đuổi đối với các cổ phiếu thuộc nhóm khí, khi đà tăng hiện tại chủ yếu dựa vào các thông tin và kỳ vọng về giá khí.

Giá khí đốt có thể tiếp tục neo cao

Theo dự báo của chuyên gia đến từ BVSC, giá khí đốt khả năng vẫn sẽ tiếp tục neo cao trong giai đoạn quý 4/2021 và đầu năm 2022, khi nhu cầu về năng lượng ở EU vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, tương tự với giá dầu, giá khí đốt tăng đa phần chủ yếu đến từ các yếu tố địa chính trị, nên khó có thể giữ được mức cao trong dài hạn.

Theo ghi nhận đến 13h ngày 07/10 theo giờ Việt Nam, giá khí đã điều chỉnh về quanh mức 5.75 USD/mmbtu.

Giá khí dự báo còn neo cao trong thời gian tới

Duy Na

FILI