CEO Đỗ Thanh Hà (TVC): “Chia sẻ lợi ích để hợp tác thành công”

Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), người viết đã có cơ hội phỏng vấn ông Đỗ Thanh Hà - Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trí Việt (TVC).

CEO Đỗ Thanh Hà (TVC): “Chia sẻ lợi ích để hợp tác thành công”

Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), người viết đã có cơ hội phỏng vấn ông Đỗ Thanh Hà - Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trí Việt (TVC).

Ông Hà là Thạc sĩ Xây dựng - Đào tạo Ikram Training & Infrastructure Development Institue - Malaysia. Từng là Chủ nhiệm Công trình, Quản lý Dự án thuộc Bộ Xây dựng nhưng rồi lại bén duyên với ngành tài chính, ông có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tới nay, ông đã gắn bó nhiều năm với Tập đoàn Trí Việt và đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Ông Đỗ Thanh Hà – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TVC

Đầu tiên, xin gửi lời chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam tới ông. Ông có thể chia sẻ với độc giả đôi nét về con đường bén duyên với ngành tài chính?

Ông Đỗ Thanh Hà: Cá nhân tôi quan tâm đến thị trường chứng khoán từ khá sớm từ 15-16 năm trước, vào khoảng năm 2005, tôi cảm thấy thích thú với việc đầu tư chứng khoán, quyết định tập trung vào tìm hiểu về thị trường tài chính chứng khoán và mô hình quản lý tài sản.

Trước đây trong quá trình tham gia và chịu trách nhiệm quản lý một số dự án lớn trong nước thuộc Bộ Xây Dựng và nước ngoài, có cơ hội tiếp xúc sâu với nhiều doanh nghiệp sản xuất, đánh giá được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán đối với nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, tôi may mắn được có thời gian được đào tạo và làm việc ở nước ngoài, các bạn bè và chuyên gia nhận định xu thế tương lai phát triển mạnh mẽ tất yếu của ngành tài chính tại Việt Nam do đó tôi càng quyết tâm theo đuổi nắm bắt cơ hội và gắn bó đến tận bây giờ.

Xuất thân từ một kỹ sư xây dựng, ông đã đối mặt những thách thức nào trên cương vị CEO một tập đoàn tài chính lớn?

- Mặc dù là Thạc sĩ xây dựng nhưng như đã nói rất may mắn tôi đã tham gia thị trường chứng khoán từ khá sớm, đã trải qua một chặng đường dài của thị trường chứng khoán từ thuở sơ khai ban đầu với muôn vàn khó khăn về vật chất, cơ sở hạ tầng, hệ thống văn bản pháp luật... cho đến thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ như bạn nhìn thấy ngày hôm nay.

Thực tế thì tôi đã phải dành rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình cho việc tìm hiểu nghiên cứu hệ thống pháp lý, tham vấn học hỏi các chuyên gia trong ngành và cùng với các đồng nghiệp nghiên cứu triển khai các phương án kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu của cổ đông và HĐQT giao phó.

Cùng với đó việc xây dựng mạng lưới khách hàng, chúng tôi là những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực quản lý tài sản, đó là một hành trình đầy khó khăn, thách thức nhưng chúng tôi tự tin phát triển trên cơ sở những thành quả đạt được ngày hôm nay.

Khi đối mặt với sóng to gió lớn, ông đã có bao giờ cảm thấy nhụt chí, quyết định từ bỏ không? Điều gì giúp ông giữ được ý chí và tinh thần “thép” để tiếp tục vững bước?

Chưa bao giờ, càng sóng to gió lớn chúng tôi càng kiên định với định hướng của HĐQT. Bạn thấy đấy, thị trường tài chính Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động như cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế 2008, 2011 và hiện tại bây giờ là đại dịch Covid, Tập đoàn Trí Việt vẫn liên tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Có được điều này trước tiên phải nói đến là HĐQT, đứng đầu là Chủ tịch Phạm Thanh Tùng luôn kiên định với mục tiêu đưa Tập đoàn Trí Việt trở thành định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Ở Trí Việt, chúng tôi tạo dựng một văn hóa doanh nghiệp với tinh thần đồng chí, đồng đội, luôn kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn. Một điều nữa, rất quan trọng đó chính là sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng, những người luôn gắn bó, ủng hộ Trí Việt trong những năm qua.

Đối với người làm kinh doanh, theo ông, điều gì là quan trọng nhất để tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác?

- Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt, yếu tố quan trọng nhất để giành chỗ đứng vững vàng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng đó chính là hệ sinh thái sản phẩm và chất lượng dịch vụ khách hàng.

Nói về sản phẩm dịch vụ, Trí Việt có hệ sinh thái sản phẩm tài chính trong hoạt động quản lý tài sản rất hiệu quả, “đúng và trúng” với nhu cầu khách hàng. Song hành Trí Việt luôn hướng đến chất lượng dịch vụ cao nhất phục vụ khách hàng VIP, VVIP, “may đo” đến từng khách hàng.

Ông có thể nói rõ hơn về hệ sinh thái của Trí Việt và định hướng của Tập đoàn trong tương lai?

- Hệ sinh thái của Trí Việt có 3 mảng chính, gồm CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC) với hoạt động quản lý tài sản đóng vai trò Bên Mua, CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) đóng vai trò Bên Bán và các mảng kinh doanh, dịch vụ phụ trợ như đào tạo, chăm sóc khách hàng về sức khỏe, bất động sản.

TVC là một trong những tập đoàn đầu tiên cung cấp các sản phẩm dịch vụ quản lý tài sản (sản phẩm nguồn vốn, dịch vụ tài chính, dịch vụ quản lý tài sản và ủy thác đầu tư). Định hướng đến năm 2025, TVC có vốn chủ sở hữu ước đạt 5,000 tỷ đồng, phát triển tệp khách hàng giàu có sử dụng dịch vụ ủy thác đầu tư và quản lý tài sản với quy mô quản lý tài sản lên đến 20,000 tỷ đồng.

Định hướng trong năm 2022, TVC sẽ tập trung vào 4 mảng kinh doanh: Dịch vụ Quản lý tài sản nguồn vốn, dịch vụ ủy thác đầu tư, hệ thống kinh doanh môi giới, tự doanh đầu tư chứng khoán niêm yết ngắn trung hạn. Với các hoạt động môi giới, tự doanh và dịch vụ chứng khoán, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động của công ty con TVB với mục tiêu trong các năm tới của sẽ đứng top 3 về mặt hiệu quả hoạt động Tự doanh và dịch vụ tư vấn quản lý tài sản.

Giai đoạn 2023-2030: Kể từ năm 2023 trở đi khi đã tích lũy đầy đủ nguồn lực TVC sẽ bước sang giai đoạn phát triển mới với các định hướng sau: Triển khai hoạt động đầu tư thâu tóm bắt đầu từ năm 2023 trở đi, khi tích lũy đủ về mặt tài chính, nhân lực, kinh nghiệm và củng cố nâng cao hoạt động quản trị của Tập đoàn bao gồm cả hoạt động chuyển đổi số. Hoạt động quản lý tài sản cho cổ đông đi cùng với giới thiệu các cơ hội cùng đầu tư thâu tóm trên quan điểm TVC hợp tác đầu tư 50%, các cổ đông lớn cùng tham gia đầu tư 50%. TVC cũng sẽ Phát triển hệ thống chuyên sâu quản lý tài sản cho khách hàng VIP và cổ đông với quy mô tài sản có thể lên tới 50,000 tỷ đồng.

Động lực nào giúp ông và Tập đoàn kiên trì theo đuổi những mục tiêu này?

- TTCK Việt Nam năm 2020, 2021 chứng kiến thanh khoản tăng rất mạnh, gấp 5-6 lần so với năm 2019. Làn sóng nhà đầu tư F0 gia tăng nhanh chóng, tuy nhiên hiện nay số lượng tài khoản chứng khoán mới đạt 3.5% dân số, thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực.

Trí Việt dự báo tỷ lệ nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam sẽ tăng trưởng đạt các mốc 5%, 7%, 10%, 20% tổng dân số trong những năm tới, dần tiệm cận tỷ lệ tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á và châu Á khác như Malaysia, Thái Lan, Singapore chiếm khoảng 20-30% dân số, đặc biệt các nước như Đài Loan hay Hàn Quốc tỷ lệ nhà đầu tư đạt lần lượt là 60% và 70% tỷ lệ dân số. Bối cảnh thị trường mở ra cơ hội lớn cho các tổ chức tài chính vươn tầm mạnh mẽ.

Nhận diện cơ hội còn lớn, Trí Việt định hướng hoạt động đến hết năm 2022 là tập trung phát triển kinh doanh vào 4 mảng chính: Dịch vụ quản lý tài sản nguồn vốn, Dịch vụ ủy thác đầu tư, Hệ thống kinh doanh môi giới, Tự doanh đầu tư chứng khoán niêm yết ngắn trung hạn.  Tập đoàn chọn sứ mệnh “Mang đến sự thịnh vượng” và chúng tôi kiên trì theo đuổi mục tiêu này để đem lại sự thịnh vượng cho tất cả các cổ đông, người lao động, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư gắn bó đồng hành cùng chúng tôi.

Câu nói tâm đắc nhất trong kinh doanh của ông là gì?

- Tôi tâm đắc nhất với câu nói “Chia sẻ lợi ích để hợp tác thành công”, câu này phù hợp đúng mô hình kinh doanh hiện tại của Tập đoàn sở hữu hệ sinh thái khép kín trên thị trường tài chính bao gồm cả bên mua và bên bán của Tập đoàn Trí Việt, trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức phát hành với nhà đầu tư, các bên cùng chia sẻ lợi ích, san sẻ rủi ro cùng hợp tác để thành công, mang lại lợi nhuận, sự giàu có và thịnh vượng cho tất cả các bên.

Vừa qua, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều bất ổn với nền kinh tế và giới kinh doanh. Trải qua dịch bệnh, ông đã rút ra được kinh nghiệm gì cho công việc kinh doanh?

Hiện nay dịch bệnh Covid đã gây ra nhiều bất ổn và khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trước các khó khăn và thách thức do dịch bệnh gây ra, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm như sau.

Thứ nhất, tập trung nguồn lực vào các hoạt động mũi nhọn. Ngay từ rất sớm khi bùng phát dịch bệnh HĐQT và Ban lãnh đạo Tập đoàn đã nhận định và đánh giá tình hình, đề ra các định hướng và tập trung vào các hoạt động đầu tư tài chính, đẩy mạnh hoạt động quản lý tài sản và hợp tác đầu tư.

Thứ hai, định vị rõ phân khúc khách hàng, biến khó khăn thành cơ hội: TVC đã định vị rõ phân khúc khách hàng, nhận định cơ hội thị trường trong năm 2021 khi số lượng nhà đầu tư F0 tăng mạnh, giá trị giao dịch thị trường tăng mạnh nên TVC đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và các dịch vụ, tăng cường hợp tác đầu tư, phối hợp với công ty con TVB đẩy mạnh dịch vụ cho quản lý tài khoản và cho vay margin.

Nhờ xác định rõ được trọng tâm nguồn lực cũng như phân khúc khách hàng, Tập đoàn gặt hái kết quả rất khả quan. Doanh thu hợp nhất 9 tháng ước đạt 700 tỷ đồng, bằng 155% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất sau thuế khoảng hơn 400 tỷ đồng bằng 200% kế hoạch năm.

Xin cám ơn ông.

Chí Kiên

FILI