Chuỗi tăng trần của cổ phiếu VKC bị đứt gãy

Trước thông tin bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 220 triệu đồng, chuỗi tăng trần của cổ phiếu CTCP VKC Holdings (HNX: VKC) đã bị gián đoạn khi giảm sàn xuống còn 1,800 đồng/cp trong phiên sáng 07/12.

Chuỗi tăng trần của cổ phiếu VKC bị đứt gãy

Trước thông tin bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 220 triệu đồng, chuỗi tăng trần của cổ phiếu CTCP VKC Holdings (HNX: VKC) đã bị gián đoạn khi giảm sàn xuống còn 1,800 đồng/cp trong phiên sáng 07/12.

Qua theo dõi giao dịch trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu VKC đã tăng trần 05 phiên liên tiếp (29/11-05/12), từ 1,600 đồng/cp lên 2,000 đồng/cp, tăng vọt hơn 33% chỉ trong vòng 1 tuần qua.

Giải trình về diễn biến trên, VKC cho biết: “Việc giá cổ phiếu tăng trần liên tiếp phụ thuộc vào yếu tố cung cầu và xu hướng chung của thị trường và nằm ngoài khả năng kiểm soát của Công ty. Về hoạt động sản xuất kinh doanh, như đã công bố thông tin trước đó, Công ty đang gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn cạn kiệt và gánh nặng chi phí lãi vay”.

Mới đây, UBCNK có quyết định xử phạt VKC tổng số tiền 220 triệu đồng. Trong đó, VKC bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch đối với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tại BCTC bán niên 2022 công bố ngày 20/7/2022 trên trang thông tin điện tử của Sở GDCK Hà Nội.

Cụ thể, tại BCTC bán niên soát xét 2022, VKC thực lỗ hơn 191 tỷ đồng, nhưng Công ty lại công bố lỗ 24 tỷ đồng.

Vì vậy, VKC buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin, theo quy định.

Đồng thời, UBCKNN còn phạt VKC 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

Diễn biến giá cổ phiếu VKC từ đầu năm 2021 đến phiên 07/12/2022

Trước thông tin bị UBCKNN xử phạt, chuỗi tăng trần của cổ phiếu VKC đã bị gián đoạn khi giảm sàn xuống còn 1,800 đồng/cp trong phiên sáng 07/12. 

Thời gian qua, VKC vấp phải nhiều thông tin tiêu cực, trong đó đáng chú ý nhất là Công ty mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ.

VKC cho biết ngày 09/09 là đến hạn thanh toán lãi của lô trái phiếu VKCH2123001 cho trái chủ. Công ty đã cố gắng thu xếp tài chính để thanh toán cho trái chủ, nhưng đến ngày 29/9 vẫn chưa thu xếp được tài chính và thông báo tạm hoãn thanh toán lãi cho trái chủ vì nhiều nguyên nhân.

Ngay sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, các ngân hàng mà VKC đang có quan hệ tín dụng đánh giá rủi ro của lô trái phiếu VKCH2123001 là rất cao, nên các ngân hàng này đã ngưng cung cấp tín dụng cho Công ty.

Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong đó, quý 2/2022, Công ty ghi nhận lỗ gần 25 tỷ đồng và quý 3 lỗ gần 17 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế 9 tháng lên gần 208 tỷ đồng.

Tại BCTC soát xét bán niên 2022, VKC ghi nhận lỗ hơn 191 tỷ đồng, chủ yếu do gánh nặng chi phí lãi vay. Đến thời điểm 30/6/2022, VKC đang nợ các tổ chức tín dụng và trái chủ 378 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 19 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Sau khi Ban điều hành mới vào tiếp quản, VKC đã rà soát lại tình hình tài chính và nhận thấy nhiều bất thường như giá trị hàng tồn kho thiếu chưa rõ nguyên nhân và đã ghi nhận trên BCTC là 102 tỷ đồng; các khoản phải thu khách hàng lên đến 163 tỷ đồng (trong đó không có khả năng thu hồi 84 tỷ đồng) và Công ty đã trích lập dự phòng 65 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo VKC vẫn đang tiếp tục rà soát và đánh giá lại các khoản phải thu trên và nhiều khả năng, số tiền không có khả năng thu hồi sẽ nhiều hơn 84 tỷ đồng.

Trong khi đó, việc phát hành lô trái phiếu 200 tỷ đồng với mục đích sử dụng vốn ban đầu là mua lại 85 tỷ đồng vốn góp của Louis Land (BII) tại Công ty TNHH Tocco, nhưng thực tế, số tiền sử dụng để mua và tăng vốn Tocco gần 165 tỷ đồng. Số tiền đầu tư vào Tocco không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế nào cho VKC.

Chính vì các lý do trên, VKC cho biết đã mất khả năng thanh toán lãi cho các chủ nợ.

Trước đó, cổ phiếu VKC bị đưa vào diện cảnh báo do đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC đã được kiểm toán năm 2021 của Công ty.

Khang Di

FILI