Chuyển động “cổ phiếu vua” tháng 7: Điểm sáng NVB

Vốn được xem là “cổ phiếu vua” dẫn dắt đà tăng mạnh mẽ của thị trường, nhưng trong vòng một tháng qua cổ phiếu ngân hàng lại trở thành lực cản lớn nhất khi thanh khoản và thị giá đều lao dốc.

Chuyển động “cổ phiếu vua” tháng 7: Điểm sáng NVB

Vốn được xem là “cổ phiếu vua” dẫn dắt đà tăng mạnh mẽ của thị trường, nhưng trong vòng một tháng qua cổ phiếu ngân hàng lại trở thành lực cản lớn nhất khi thanh khoản và thị giá đều lao dốc.

Kết thúc phiên 30/07, chỉ số VN-Index giảm 98.5 điểm, tương đương giảm 7% so với cuối tháng 6, đóng cửa ở mức 1,310.05 điểm. Đồng thời, dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 30/07 cũng giảm 65.85 điểm, tương đương giảm 10% so với cuối phiên 30/06, xuống còn 602.11 điểm.

“Cơn gió ngược” NVB

Trong tháng 7, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng giảm 199,235 tỷ đồng, xuống còn 1.75 triệu tỷ đồng (tính đến phiên 30/07/2021), tương đương giảm 10% so với mức 1.95 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 6.

Nguồn: VietstockFinance

Ở nhóm ngân hàng “gốc” Nhà nước, vốn hóa Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG) cùng giảm 16%. Trong khi đó, vốn hóa của BIDV (BID) giảm 13%.

Về phía khối ngân hàng cổ phần tư nhân, giữa bối cảnh hàng loạt ngân hàng bị giảm mạnh vốn hóa, thì NCB (NVB) chính là điểm sáng nhất trong tháng qua với vốn hóa tăng mạnh 17% so với cuối tháng 6.

Tân Chủ tịch NVB, bà Bùi Thị Thanh Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo đó, bà Hương đã từng nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược NH TMCP Tiên phong (TPB); Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng NH TMCP Đông Nam Á (SSB)… Đồng thời, bà Hương còn giữ vai trò CEO tại một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam - Sun Group.

Cổ phiếu NVB khởi động nửa đầu tháng 7 hòa với xu hướng điều chỉnh của thị trường chung. Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 7, cổ phiếu NVB bắt đầu đi ngược với các cổ phiếu ngân hàng khác khi tăng điểm trở lại. Đỉnh điểm trong đợt tăng giá đó là phiên tăng trần lên mức 20,900 đồng/cp trong phiên 29/07 trước thông tin NVB đón tân Chủ tịch HĐQT bà Bùi Thị Thanh Hương. Kết phiên 30/07, cổ phiếu NVB giữ sắc xanh, tăng 7.66% so với giá tham chiếu, lên 22,500 đồng/cp.

Tuy không tăng mạnh như NVB, nhưng ACB cũng là 1 trong số ít nhà băng có giá tăng trong tháng qua.

Sự kiện đáng chú ý nữa của dòng “bank” trong tháng 7 không thể không nhắc đến sự xuất hiện của thành viên mới Viet A Bank (VAB).

Ngày 20/07, gần 445 triệu cp VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 13,500 đồng/cp. Sau 3 phiên tăng điểm mạnh (2 phiên đầu kịch trần), cổ phiếu VAB đã lên mức giá 22,800 đồng/cp vào cuối phiên 22/07.

Tuy nhiên, đà tăng này đã không còn duy trì trong phiên giao dịch 23/07 khi áp lực bán tăng mạnh, cổ phiếu VAB theo đó giảm kịch sàn với dư bán giá sàn lên đến cả triệu đơn vị. 

Sau phiên nằm sàn, giá cổ phiếu VAB lình xình quanh mốc 16,000-17,500 đồng/cp trong 4 phiên. Cuối cùng dừng tại mức 16,800 đồng/cp vào cuối phiên 30/07, tăng 24% so với mức giá chào sàn.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản “khô cạn”

Trong tháng qua, có hơn 213 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, giảm 13% so với tháng 6. Giá trị giao dịch hơn 7,905 tỷ đồng/ngày, giảm 21%.

Nguồn: VietstockFinance

Đa phần thanh khoản cổ phiếu của các ngân hàng đều giảm mạnh so với tháng trước. Trong đó, SGB (-89%) có thanh khoản giảm mạnh  nhất, xuống còn 194,487 cp/đơn vị.

Số ít ngân hàng có thanh khoản tăng là VIB (+44%), TCB (+43%), TPB (+28%), MSB (+27%), NVB (+23%), STB (+5%), CTG (+3%).

Tháng 7 này, thanh khoản cổ phiếu STB vượt qua VPB vươn lên vị trí dẫn đầu, với khối lượng khớp lệnh bình quân mỗi ngày gần 38 triệu cp, tăng 5% so tháng 6.

Trong  khi đó, VBB vẫn là ngân hàng có thanh khoản thấp nhất nhóm ngân hàng chỉ với 76,306 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị giao dịch chỉ hơn 1 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại mua ròng hơn 800 tỷ đồng

Trong tháng 7, khối ngoại đã mua ròng hơn 41 triệu cp ngành ngân hàng. Theo đó, giá trị mua ròng gần 837 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Cũng trong  tháng 7, khối ngoại bán ròng cổ phiếu CTG mạnh nhất với hơn 19 triệu cp, tương đương 880 tỷ đồng.

Bên cạnh đó VPB, EIB, SHB, OCB, VIB, TPB, TCB là những nhà băng còn lại có khối ngoại bán ròng.

STB là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với hơn 37 triệu cp, giá trị mua ròng tương đương 1,075 tỷ đồng.

Ái Minh

FILI