Cổ phiếu nào giúp VN-Index vượt mốc 1,050 điểm?

Hai chỉ số thị trường đều ghi nhận mức tăng tích cực trong tuần 03-06/01/2023. Cụ thể, VN-Index duy trì đà tăng khá tốt khi vượt mốc 1,050 điểm, kết thúc tuần với 1,051.44 điểm (tăng 4.4% so với cuối tuần giao dịch trước). Còn với HNX-Index, chỉ số kết thúc tuần với 210.65 điểm, tăng 2.6%.

Cổ phiếu nào giúp VN-Index vượt mốc 1,050 điểm?

Hai chỉ số thị trường đều ghi nhận mức tăng tích cực trong tuần 03-06/01/2023. Cụ thể, VN-Index duy trì đà tăng khá tốt khi vượt mốc 1,050 điểm, kết thúc tuần với 1,051.44 điểm (tăng 4.4% so với cuối tuần giao dịch trước). Còn với HNX-Index, chỉ số kết thúc tuần với 210.65 điểm, tăng 2.6%.

Cùng với đà tăng về mặt điểm số, thanh khoản trên hai sàn đều cải thiện tích cực so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE tăng mạnh hơn 25.82%, lên hơn 549 triệu cp/phiên. Còn tại sàn HNX, thanh khoản bình quân tăng 17.25%, lên hơn 61 triệu cp/phiên.

Cổ phiếu nâng đỡ VN-Index nhiều nhất trong tuần qua chủ yếu đến từ VCB khi cổ phiếu này kéo tăng đến hơn 4.7 điểm. Đà tăng của cổ phiếu VCB diễn ra trong bối cảnh Công ty thông báo tăng lãi suất tiền gửi trực tuyến (online) kỳ hạn 1 tháng thêm 0.8%/năm lên mức 6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng thêm 0.3%/năm lên 6%/năm.

Trong khi đó, Vietcombank giữ nguyên lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng cùng mức 6.5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 năm, 2 năm cũng giữ nguyên 7.4%/năm.

Như vậy, ngoài lãi suất kỳ hạn ngắn đã lên mức kịch trần quy định thì lãi suất kỳ hạn dài của Vietcombank vẫn ở mức thấp nhất trên thị trường.

Bên cạnh VCB, một số cổ phiếu ngân hàng khác như BID, VPBTCB cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Cụ thể, 3 cổ phiếu kể trên đã giúp chỉ số tăng hơn 7.4 điểm.

Không chỉ nhóm ngân hàng, nhóm cổ phiếu “họ Vingroup” cũng đã có một tuần ảnh hưởng tích cực lên chỉ số khi các cổ phiếu VIC, VHMVRE đều góp mặt trong 10 cổ phiếu tích cực nhất. Theo đó, 3 cổ phiếu trên đã giúp chỉ số tăng hơn 6 điểm.

Tương tự, một số cổ phiếu có vốn hóa lớn như SAB, HPGVNM cũng ghi nhận kết quả tích cực, SAB kéo tăng hơn 2.2 điểm, HPG hỗ trợ hơn 2.1 điểm và VNM cũng kéo tăng gần 2 điểm của chỉ số.

Đối với VNM, thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc quỹ ngoại F&N Dairy Investment Pte. Ltd đăng ký mua gần 21 triệu cp VNM trong khoảng thời gian từ ngày 09/01 - 07/02/2023 với mục đích đầu tư. Tuy vậy, khả năng tổ chức này thực hiện giao dịch hay không vẫn được bỏ ngỏ. F&N Dairy Investment nổi tiếng với việc đăng ký mua VNM nhưng không thực hiện vì điều kiện thị trường không phù hợp.

* F&N Dairy Investment lại đăng ký mua gần 21 triệu cp VNM

Trong khi đó tại HPG, Công ty bắt đầu đón tín hiệu khởi sắc khi giá thép và sản lượng bán hàng thép các loại ghi nhận bật tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp. Đáng chú ý, theo nguồn tin từ công ty tư vấn Kallanish Commodities, Hòa Phát cũng đã khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700,000 tấn/năm.

* Hòa Phát đón tín hiệu tích cực về sản lượng trong tháng 12/2022, khởi động lại 1 lò cao

Rổ VN30 ghi nhận sắc xanh tích cực khi chỉ có 2 mã kéo giảm. Dẫn đầu nhóm kéo tăng là HPGVPB khi cả hai mã này lấy về cho chỉ số khoảng 4.8 điểm. Ngược lại, hai mã duy nhất tác động tiêu cực đến chỉ số là VJCNVL, lần lượt kéo giảm 0.5 điểm và 0.3 điểm.

Thị trường tuần qua không chỉ nhộn nhịp ở sàn HOSE mà còn cả ở sàn HNX. HNX-Index tăng 2.6%, lên 210.65 điểm. Đầu kéo chính cho chỉ số là IDC khi mã này kéo tăng hơn 0.8 điểm. Ở chiều ngược lại, KSF “ngáng chân” chỉ số khi lấy đi gần 0.4 điểm.

>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số

Thế Mạnh

FILI