Công ty chuyên đào tạo tài chính doanh nghiệp lên sàn UPCoM

Chào bán cổ phiếu cho khách hàng - cũng là các học viên trong các buổi đào tạo do CFM tổ chức - là cách mà doanh nghiệp này thu hút nguồn vốn và từng bước đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn chứng khoán.

Dịch vụ 

Công ty chuyên đào tạo tài chính doanh nghiệp lên sàn UPCoM

Chào bán cổ phiếu cho khách hàng - cũng là các học viên trong các buổi đào tạo do CFM tổ chức - là cách mà doanh nghiệp này thu hút nguồn vốn và từng bước đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn chứng khoán.

Ông Nguyễn Quốc Trung thực hiện nghi thức đánh cồng trong phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu CFM

Thành lập từ tháng 08/2017 với 7 cổ đông sáng lập và số vốn điều lệ đăng ký 20 tỷ đồng, CTCP Đầu tư CFM (UPCoM: CFM) đã đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn chứng khoán lần đầu tiên vào ngày 25/01/2021.

Dịch vụ kinh doanh chính của CFM bao gồm các khóa học 2-3 ngày về tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là về chiến lược gia tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp thay vì dùng vốn vay. Theo CFM, chiến lược này cũng được áp dụng tại chính doanh nghiệp, theo đó Công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng trong khi nợ dài hạn chưa đến 1 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6 theo BCTC soát xét.

Phía CFM cho biết giáo trình đào tạo của Công ty do chính Chủ tịch HĐQT - Nguyễn Quốc Trung tự nghiên cứu và học hỏi từ giai đoạn du học ở Singapore từ năm 2007-2009, sau đó tinh chỉnh phù hợp với với thị trường Việt Nam.

Trong giai đoạn 2019-2020, doanh thu của CFM chỉ vào khoảng 2-2.5 tỷ đồng do Công ty vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm giáo trình. Vào khoảng thời gian này, CFM cho biết chưa chính thức truyền thông và quảng cáo.

Năm 2021, CFM dự kiến doanh thu sẽ tăng khi sản phẩm đã hoàn thiện và chính thức được đưa vào thương mại hóa.

Bán cổ phiếu cho khách hàng

Trong giáo trình đào tạo của CFM, một nội dung trọng tâm là “tôn giáo hóa doanh nghiệp” (tạm dịch từ: Evangelism Marketing) - “Marketing thông qua nhà truyền đạo”.

Áp dụng chiến lược này tại Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết đã phát hiện một hiện tượng tâm lý thú vị. "Nếu khách hàng sau khi dùng và thích sản phẩm, mà doanh nghiệp cởi mở, tạo điều kiện để khách hàng mua cổ phần để trở thành cổ đông của doanh nghiệp thì trong tâm lý khách hàng, họ trở thành một "nhà truyền đạo" của doanh nghiệp". Đồng nghĩa khách hàng sẽ vui vẻ, tích cực giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của công ty với khách hàng mới, theo vị Chủ tịch CFM.

Ông Nguyễn Quốc Trung thực hiện nghi thức đánh cồng trong phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu CFM

Sau một thời gian triển khai mô hình này, CFM cho biết đã có hơn 100 cổ đông và làm hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu tại sàn UPCoM.

“Do đặc thù cổ đông CFM là chính khách hàng, đa số là những chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, họ mua cổ phiếu chủ yếu là "ủng hộ" công ty, nơi có sản phẩm dịch vụ họ đã dùng và yêu thích, nên theo khảo sát gần nhất của đội ngũ CFM thì gần như 95% các cổ đông sẽ đồng hành cùng công ty lâu dài, ko có kế hoạch thoái vốn” - đại diện CFM chia sẻ.

Theo thông tin từ CFM, mô hình này giúp Công ty không cần đầu tư xây dựng nhân sự cũng như ngân sách cho phòng marketing, quảng cáo, qua đó gián tiếp cắt giảm được chi phí trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Cùng với đó, CFM cho biết chính nhờ nguồn vốn từ cổ đông mà Công ty đã vượt qua năm 2020. Bên cạnh đó, CFM cũng dư dả tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Công ty đã mua bất động sản để làm văn phòng và thực hiện đầu tư để tạo thêm dòng tiền thụ động.

FILI