Đâu là những ông vua tiền mặt trên thị trường chứng khoán?

Trong bối cảnh lãi suất ngày càng tăng và kinh tế bất ổn, những doanh nghiệp với lượng tiền mặt dồi dào giúp vượt qua giai đoạn bất ổn, đồng thời còn có thể hưởng lợi từ việc gửi tiền nhàn rỗi.

Đâu là những ông vua tiền mặt trên thị trường chứng khoán?

Trong bối cảnh lãi suất ngày càng tăng và kinh tế bất ổn, những doanh nghiệp với lượng tiền mặt dồi dào giúp vượt qua giai đoạn bất ổn, đồng thời còn có thể hưởng lợi từ việc gửi tiền nhàn rỗi.

Giai đoạn gần đây, bộ ba kênh huy động vốn của doanh nghiệp – ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu – gặp vấn đề, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh thiếu thanh khoản trầm trọng. Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào chắc chắn sẽ có lợi thế lớn trong việc phát triển kinh doanh.

Tập đoàn Hòa Phát đang đứng đầu danh sách “vua tiền mặt” tại cuối tháng 9/2022, với 38,900 tỷ đồng tiền mặt, tương đương tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn (gần 1.6 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu so với thời gian trước, lượng tiền mặt của Hoà Phát có phần thấp hơn, do ngành thép đang bước vào giai đoạn khó khăn.

Đứng ở vị trí thứ hai là GAS với tổng tiền mặt 36,000 tỷ đồng tại cuối tháng 9. Con số này tăng 5,900 tỷ đồng so với đầu năm, trong bối cảnh gã khổng lồ dầu khí hưởng lợi từ giá dầu leo thang trong năm 2022, nhất là kể từ sau cuộc chiến ở Ukraine.

Ông lớn cảng hàng không ACV cũng sở hữu núi tiền mặt và tiền gửi 33,300 tỷ đồng và đang trên đà hồi phục trong thời hậu COVID-19. Trong đó, khoản tiền gửi ngân hàng 31,900 tỷ đồng giúp ACV có lãi tài chính gần 1,200 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Vingroup và Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đứng ở vị trí thứ 4 và 5, sở hữu tương ứng 28,600 tỷ và 26,500 tỷ đồng tiền mặt. Kế đó là FPT, Sabeco, Vinamilk, Novaland với tiền mặt hơn 20,000 tỷ đồng, còn Petrolimex hơn 18,000 tỷ đồng.

Thiên Vân

FILI