Doanh nghiệp “hái quả ngọt” nhờ đầu tư chứng khoán

Trong bối cảnh dịch Covid-19 càn quét khốc liệt khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã rót hằng trăm tỷ đồng vào đầu tư chứng khoán. Thậm chí, việc “dấn thân” vào lĩnh vực này đã đem lại nguồn lợi nhuận chủ lực cho các đơn vị.

Doanh nghiệp “hái quả ngọt” nhờ đầu tư chứng khoán

Trong bối cảnh dịch Covid-19 càn quét khốc liệt khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã rót hằng trăm tỷ đồng vào đầu tư chứng khoán. Thậm chí, việc “dấn thân” vào lĩnh vực này đã đem lại nguồn lợi nhuận chủ lực cho các đơn vị.

Doanh nghiệp hái quả ngọt nhờ kinh doanh chứng khoán. Thiết kế: Tuấn Trần

Doanh nghiệp đầu tiên góp mặt là một đại diện đến từ ngành thủy sản. Dấu vết thua lỗ 5 quý liền kề của Thủy sản MeKong (HOSEAAM) đã bị xóa tan trong quý 3/2021 nhờ đầu tư chứng khoán.

Được biết, tính đến cuối tháng 9, AAM chỉ còn 2 khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh là cổ phiếu CTCP Thủy sản Cửu Long, CTCP Nông sản Bắc Ninh và không còn ghi nhận cổ phiếu từ CTCP Tập đoàn đầu tư IPA (đầu năm sở hữu 75,000 cp với giá trị 2.5 tỷ đồng).

Tương tự, nhờ có doanh thu tài chính từ hoạt động bán chứng khoán gần 21 tỷ đồng (gấp 7.8 lần cùng kỳ) đã giúp Công viên nước Đầm Sen (HOSEDSN) thoát lỗ gộp và ghi nhận lãi ròng gần 13 tỷ đồng, giảm 43% so cùng kỳ. Trong quý 3, Công ty lãi hơn 18 tỷ đồng nhờ bán cổ phiếu VAB của Ngân hàng Việt Á. Tới cuối kỳ, DSN vẫn còn giữ gần 880 ngàn cp VAB, tương đương giá trị đầu tư gần 3 tỷ đồng (giá vốn 3,340 đồng/cp).

Kết quả kinh doanh của DSN qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng

Một đơn vị khác cũng thoát lỗ trong quý 3 nhờ doanh thu hoạt động tài chính là Louis Capital (HOSETGG) với lãi ròng đạt hơn 21 tỷ đồng. TGG cho biết, kết quả lãi đến từ việc thay đổi định hướng kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư, tư vấn. Đồng thời, Công ty đã thanh lý các khoản đầu tư, bán các khoản đầu tư trong danh mục chứng khoán kinh doanh.

Cùng ngành, nhờ “mát tay” trong việc mua bán chứng khoán, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNXNDN) đã thu về gần 113 tỷ đồng lợi nhuận từ lĩnh vực này trong 9 tháng đầu năm 2021, gấp 8.7 lần cùng kỳ. Tính đến hết quý 3/2021, NDN có khoản đầu tư chứng khoán đạt 510 tỷ đồng, gấp 3.9 lần so với thời điểm đầu năm.

Khoản đầu tư có giá trị lớn nhất trong danh mục của NDN là cổ phiếu SHB với giá gốc gần 233 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là các cổ phiếu TCB (81 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (48 tỷ đồng), cổ phiếu EIB (38 tỷ đồng)...

Hay như tại SAM HOLDINGS (HOSESAM), nhờ hoạt động tài chính đã góp phần giúp đơn vị “hái quả ngọt” trong quý 3 với lãi ròng tăng 19%, đạt gần 49 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt gần 99 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.

Danh mục chứng khoán kinh doanh của SAM tính đến cuối tháng 9 ghi nhận hơn 193 tỷ đồng, gấp gần 3 lần hồi đầu năm. Trong đó, SAM đang đầu tư các mã cổ phiếu lớn như VHMFPTHSGHPGHCM và 3 cổ phiếu ngành ngân hàng là ACB, CTG, STB (đầu năm không ghi nhận các khoản đầu tư này).

Tương tự, CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSESBT) công bố kết quả kinh doanh quý 1 niên độ tài chính 2021-2022 (01/07/2021 - 30/06/2022) khả quan với lãi ròng 195 tỷ đồng, tăng 98% so cùng kỳ. Kết quả đi lên phần nhiều nhờ khoản thu tài chính cao bất thường 346 tỷ đồng (phần lớn do Công ty lãi kinh doanh hợp đồng tương lai đến 241 tỷ đồng (cùng kỳ không có khoản này).

Cũng nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến lên gần 41 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ ở mức 7 triệu đồng) phần nào đã giúp lãi ròng của Thaiholdings (HNX: THD) tăng 14%, đạt hơn 65 tỷ đồng. Trong quý 3, doanh nghiệp của “bầu Thụy” đã bán toàn bộ cổ phiếu MSN, HUT và đầu tư mới vào cổ phiếu STB.

Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của THD tại thời điểm cuối tháng 9 ghi nhận hơn 856 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với đầu năm và khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng vượt trội, giá trị hơn 617 tỷ đồng (gấp gần 3 lần).

Tuy nhiên, điều đáng nói, khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm 30/09 của THD lại đang cho thấy dấu hiệu kém khả quan khi đang “gồng lỗ” gần 124 tỷ đồng cho 3 mã cổ phiếu ngân hàng là LPB, STBCTG. Trong đó, đơn vị phải trích lập dự phòng hơn 122 tỷ đồng cho cổ phiếu LPB và hơn 1.5 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào STBCTG.

Đvt: Triệu đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2 và 3 của THD

“Ngậm trái đắng” do kinh doanh chứng khoán

Bên cạnh những đơn vị báo lãi lớn nhờ “đánh chứng” thì cũng không ít doanh nghiệp rơi vào thảm cảnh do đầu tư thua lỗ.

Cái tên đầu tiên cần nhắc đến là một đại diện đến từ ngành logistics. Đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán không hiệu quả đã khiến MHC (HOSEMHC) ôm lỗ đậm 41 tỷ đồng trong quý 3.

Tính đến 30/09/2021, khoản mục chứng khoán kinh doanh của MHC ghi nhận gần 630 tỷ đồng, tăng 58% so với hồi đầu năm. Trong đó, MHC đang nắm giữ cổ phiếu tại Tập đoàn Gelex (HOSEGEX) và cổ phiếu của Tổng CTCP Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải.

Đáng chú ý, MHC ghi nhận thêm khoản trái phiếu tại CTCP Đầu tư nước sạch và môi trường Eco&More (300 tỷ đồng) trong khi đầu năm không ghi nhận khoản này. Bên cạnh đó, MHC không còn đầu tư trái phiếu tại CTCP Mua bán nợ Thế hệ mới và ghi nhận thêm 50 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One nhằm sở hữu 15.62% vốn tại đây.

Không còn may mắn như năm 2020, sang đến năm 2021, khoản đầu tư chứng khoán của Vĩnh Hoàn (HOSEVHC) lại cho thấy những dấu hiệu bất ổn.

Đvt: Triệu đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2 và quý 3/2021 của VHC

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tính đến 30/09 của “nữ hoàng cá tra” giảm 11% so với hồi đầu năm, xuống còn 1,229 tỷ đồng. Đáng chú ý, chứng khoán kinh doanh tăng vọt lên hơn 141 tỷ đồng trong khi đầu năm con số này chỉ ở mức 9 tỷ đồng.

Tính đến 30/09/2021, 2 cổ phiếu lớn mà VHC đang nắm giữ là CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và DXS của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đầu năm không ghi nhận khoản này). Tuy nhiên, VHC đang dự tính lỗ hơn 7 tỷ đồng cho 2 khoản đầu tư này.

Quay lại quá khứ, năm 2020, VHC khá thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán khi ghi nhận khoản lãi hơn 58 tỷ đồng thông qua chốt lời các mã cổ phiếu như HPG, FPT, VNMMWG

Tiên Tiên

FILI