Doanh nghiệp logistics giữ đà kinh doanh khả quan trong quý đầu năm 2022

Phát huy kết quả kinh doanh khởi sắc của năm 2021, các doanh nghiệp logistics tiếp tục giữ vững phong độ trong quý 1/2022.

Doanh nghiệp logistics giữ đà kinh doanh khả quan trong quý đầu năm 2022

Phát huy kết quả kinh doanh khởi sắc của năm 2021, các doanh nghiệp logistics tiếp tục giữ vững phong độ trong quý 1/2022.

Trong số 25 doanh nghiệp logistics niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022, theo số liệu thống kê của VietstockFinance có 17 doanh nghiệp báo lãi tăng, 5 doanh nghiệp giảm lãi, 2 doanh nghiệp thua lỗ và 1 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi.

Các doanh nghiệp logistics được chia thành 3 nhóm: nhóm khai thác cảng, nhóm vận tải và kho bãi và nhóm vận tải đường thủy. Doanh thu thuần của 3 nhóm này đạt gần 12,120 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước và lãi ròng tăng 46%, đạt gần 1,343 tỷ đồng.

Doanh nghiệp hỗ trợ vận tải thắng lớn

Toàn bộ các doanh nghiệp trong nhóm này đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh của nhóm hỗ trợ vận tải kho bãi trong quý 1/2022 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Nhờ giá cước vận chuyển quốc tế và số lượng lô hàng tăng, thoái bớt vốn tại VSC trong lúc giá cổ phiếu tăng đã giúp lợi nhuận ròng quý 1 của CTCP Đại lý Vận tải SAFI (HOSE: SFI) tăng vọt lên gần 63 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Liền sau đó là Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) với lãi ròng gần 200 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ, chủ yếu do đội tàu đem lại. Đây cũng là con số lợi nhuận quý cao nhất từ trước đến nay mà đơn vị này thiết lập được. Công ty cho biết nguyên nhân là do HAH đã đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý 1 năm nay nhiều hơn cùng kỳ. Bên cạnh đó, giá cước vận tải nội địa và giá cho thuê tàu đều tăng mạnh, hơn nữa, số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn. Ngoài ra, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng đáng kể.

Doanh nghiệp thứ 3 trong nhóm báo lãi tăng bằng lần là Transimex (HOSE: TMS). Nhờ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính cũng như lãi từ công ty liên doanh liên kết tăng mạnh đã giúp lãi ròng TMS tăng vọt lên hơn 248 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.

Hay như Gemadept (HOSE: GMD) cũng ghi nhận doanh thu và lãi ròng lần lượt tăng 28% và 86%, đạt 880 tỷ đồng và 274 tỷ đồng.

Nhiều đơn vị vận tải đường thủy có dòng tiền kinh doanh âm

Nhờ sự khởi sắc của vận tải biển và giá cước vận chuyển tăng mạnh, Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC) báo lãi ròng gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh âm hơn 2.6 tỷ đồng, do biến động lớn từ tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người lao động.

Một trường hợp khác, Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS) ghi nhận lãi ròng gần 56 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 19 tỷ đồng, do đội tàu hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Nhờ đó, lỗ lũy kế tính đến 31/03/2022 được cải thiện từ lỗ gần 421 tỷ đồng hồi đầu năm về mức lỗ gần 365 tỷ đồng. Dù vậy, dòng tiền kinh doanh của đơn vị vẫn âm 533 triệu đồng (cùng kỳ dương hơn 148 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh của nhóm vận tải đường thủy trong quý 1/2022 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

2 đơn vị vận tải xăng dầu là VIPVTO cũng đồng loạt ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm.

Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP) lỗ ròng gần 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 9 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả quý tệ nhất trong hơn 12 năm trở lại đây của đơn vị kể từ quý 4/2009. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng âm gần 78 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 124 tỷ đồng.

Tương tự, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vận tải Xăng dầu Vitaco (Vitaco, HOSE: VTO) âm gần 59 tỷ đồng. Kết quả lãi ròng cũng “cắm đầu”, chỉ còn gần 2 tỷ đồng, do cước thuê định hạn giảm và không có lợi nhuận tàu P8 đem lại.

Sự phân hóa ở nhóm khai thác cảng

Kết quả kinh doanh của nhóm khai thác cảng trong quý 1/2022 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Kết thúc quý đầu năm, Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) thu về hơn 50 tỷ đồng lãi ròng, tăng 30%. Đơn vị cho biết doanh thu hoạt động khai thác quý 1 tăng 8% do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã dần được kiểm soát và sản lượng ngành hàng tổng hợp tăng 23%. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu liên tục điều chỉnh, dẫn đến chi phí đầu vào hoạt động khai thác cảng tăng. Tình trạng thiếu container rỗng gây khó khăn trong việc khai thác sà lan vận chuyển container của cảng, khiến sản lượng ngành hàng container giảm 4%.

Ngược lại, giá vốn tăng trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm đã kéo lãi ròng của CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) giảm nhẹ, xuống còn 136 tỷ đồng.

Tiên Tiên

FILI