Doanh nghiệp ngành dược ‘ăn nên làm ra’ trong quý đầu năm 2020

Trong quý đầu năm 2020, ngành dược phẩm ghi nhận tình hình khả quan khi các doanh nghiệp niêm yết đều làm ăn có lãi. Thực tế là các doanh nghiệp không có lợi nhuận quá đột biến trong quý 1 như nhiều dự đoán. Lưu ý rằng, nếu tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài, nguồn cung nguyên liệu có thể gặp khó khăn trong thời gian tới.

Doanh nghiệp ngành dược ‘ăn nên làm ra’ trong quý đầu năm 2020

Trong quý đầu năm 2020, ngành dược phẩm ghi nhận tình hình khả quan khi các doanh nghiệp niêm yết đều làm ăn có lãi. Thực tế là các doanh nghiệp không có lợi nhuận quá đột biến trong quý 1 như nhiều dự đoán. Lưu ý rằng, nếu tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài, nguồn cung nguyên liệu có thể gặp khó khăn trong thời gian tới.

Theo thống kê của Vietstock, 16 doanh nghiệp dược niêm yết đã tạo ra hơn 8,869 tỷ đồng doanh thu thuần và 556 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 11% và 17% so cùng kỳ. Trong đó, 11 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, 3 doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận và 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.

Xét về con số tuyệt đối, Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) vẫn giữ lá cờ đầu với 177 tỷ đồng lãi ròng trong quý đầu năm 2020, tăng 30% so cùng kỳ. DHG cho biết nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng. Doanh thu quý 1/2020 của DHG ghi nhận tăng 12%, biên lãi gộp cũng cải thiện lên mức 49.3% (cùng kỳ 43.9%).

Nhỉnh hơn DHG về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2020 còn có PPP, VMDDHT. Với Dược Phẩm Hà Tây (HNX: DHT), doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 519 tỷ đồng, tăng 29% so với quý 1/2019. Biên lãi gộp của DHT cải thiện từ 13% trong cùng kỳ lên mức 15%, nhờ đó DHT báo lãi ròng hơn 31 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng nhờ tăng doanh thu, Dược - Trang thiết bị Y Tế Bình Định (HOSE: DBD) có kết quả lãi ròng hơn 41 tỷ đồng trong quý, tăng 19% so cùng kỳ. DBD ghi nhận doanh thu bán vật tư, thiết bị y tế đạt gần 26 tỷ đồng, gấp 2.3 lần con số trong quý 1/2019.

Nhiều doanh nghiệp dược niêm yết tăng trưởng lợi nhuận trong quý 1/2020. Đvt: Triệu đồng

Mặt khác, đáng mừng với ngành dược là việc LDPDCL đã chuyển kết quả lỗ trong quý 1/2019 thành lãi trong cùng kỳ năm nay. Màn lột xác của DCL chủ yếu nhờ vào mức tăng 8% của doanh thu thuần và mức tăng 30% khoản thu tài chính so cùng kỳ. Biên lãi gộp của DCL cũng ghi nhận cải thiện từ mức 21% lên thành 26%.

LDPDCL chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Có 3 đơn vị sụt giảm lợi nhuận gồm TRA, VDPDMC. Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (HOSE: DMC) cho biết doanh thu bán hàng quý 1/2020 sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt gia tăng 4% và 9% so cùng kỳ, để đảm bảo thu nhập cho người lao động cũng như tăng khoản chi phí phòng chống dịch.

Đối với Traphaco (HOSE: TRA), kết quả đi lùi 5% lãi ròng chủ yếu là do gia tăng 39% khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

3 doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận trong quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Nhiều doanh nghiệp cải thiện biên lãi gộp

Doanh thu tăng trưởng rõ ràng là động lực chính cho kết quả khả quan của các doanh nghiệp dược phẩm. Nhiều đơn vị còn ghi nhận cải thiện biên lãi gộp so cùng kỳ.

Nhiều doanh nghiệp cải thiện biên lãi gộp trong quý 1/2020
Nguồn: VietstockFinance

Đây là điều rất đáng lưu ý. Bởi lẽ biên lãi gộp của nhóm doanh nghiệp dược vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá vốn sản xuất kinh doanh.

Tại báo cáo cập nhật ngành dược phẩm phát hành tháng 4/2020, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) chỉ ra nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 80-90% nhu cầu ở Việt Nam. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất, lần lượt chiếm 63.7% và 16.7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Trong tháng 1 và tháng 2/2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nguồn cung tại 2 quốc gia này đã bị ảnh hưởng đáng kể. Theo đó, tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm sụt giảm 30.8% so cùng kỳ.

Các doanh nghiệp không đủ nguồn nguyên liệu dự trữ cho quý 1/2020 bị ảnh hưởng nhiều nhất, kể đến như DMC, DHGSPM(giả định sản xuất với công suất tương đương năm 2019). Khi dịch bệnh kéo dài sang quý 2/2020, có khả năng khiến các doanh nghiệp này phải tìm nguồn cung khác ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, dù có giá thành cao hơn và làm giảm biên lợi nhuận gộp.

Các doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc sẽ chịu mức độ ảnh hưởng thấp hơn, gồm các đơn vị sản xuất tân dược với nguồn nguyên liệu từ châu Âu như IMP và các đơn vị sản xuất đông dược như TRA, OPC.

Khó có chuyện “hưởng lợi” nhiều từ dịch Covid-19

Cho dù nguồn cung nguyên liệu chưa bị ảnh hưởng đáng kể, việc ngành dược hưởng lợi bất thường từ dịch Covid-19 cũng không dễ dàng xảy ra như nhiều dự đoán. Thực tế, khẩu trang hay nước rửa tay đều không phải mặt hàng kinh doanh chính của các doanh nghiệp dược phẩm. Thị phần các sản phẩm này còn gặp sự cạnh tranh của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế, sản phẩm vệ sinh cá nhân,...

Nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch có tăng bất thường, tuy nhiên thị phần lại thuộc về các sản phẩm nước ngoài. Sức cạnh tranh của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng nội địa thấp, bởi số lượng doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất đã giảm từ hơn 4,190 doanh nghiệp xuống còn 300 doanh nghiệp kể từ tháng 7/2019.

Thể hiện kỳ vọng của giới đầu tư, không ít cổ phiếu của ngành dược bất ngờ khởi sắc trong giai đoạn trước và sau Tết Âm lịch. Tuy nhiên, diễn biến này không kéo dài được lâu khi nhiều mã đã có nhịp điều chỉnh sau đó.

*Doanh nghiệp ngành dược làm ăn ra sao năm 2019?

*Pymepharco: Lãi quý 1 đạt hơn 75 tỷ đồng

*Dược phẩm Imexpharm lãi hơn 41 tỷ đồng trong quý 1/2020

*Mekophar báo lãi sau thuế quý 1 hơn 19 tỷ đồng

*Nhu cầu tiêu thụ thuốc cao, Dược Hậu Giang báo lãi ròng quý 1 tăng 30%

Duy Na

FILI