Doanh nghiệp xây dựng đi qua quý 2 như thế nào?

Tiếp nối quý 1, doanh thu và lợi nhuận của toàn ngành xây dựng tiếp tục đi lùi trong quý 2. Nhìn chung, những tồn đọng chưa được giải quyết cùng với dịch bệnh Covid-19 tiếp tục là cản trở của các doanh nghiệp này trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, điểm tích cực là biên lãi gộp của nhiều doanh nghiệp lại được cải thiện.

Doanh nghiệp xây dựng đi qua quý 2 như thế nào?

Tiếp nối quý 1, doanh thu và lợi nhuận của toàn ngành xây dựng tiếp tục đi lùi trong quý 2. Nhìn chung, những tồn đọng chưa được giải quyết cùng với dịch bệnh Covid-19 tiếp tục là cản trở của các doanh nghiệp này trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, điểm tích cực là biên lãi gộp của nhiều doanh nghiệp lại được cải thiện.

Theo thống kê của Vietstock, trong quý 2/2020, các doanh nghiệp xây dựng niêm yết đã tạo ra hơn 27 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 1.4 ngàn tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 22% và 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 75 doanh nghiệp xây dựng báo lãi, 22 doanh nghiệp báo lỗ, 32 doanh nghiệp tăng lãi, 38 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi và 14 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.

REE tiếp tục dẫn đầu ngành xây dựng

Không có gì xa lạ khi Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) lại tiếp tục đứng đầu các doanh nghiệp báo lãi. Tuy nhiên với mức lãi ròng gần 374 tỷ đồng, REE đang đi lùi 14% so với cùng kỳ.

Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận mảng hạ tầng điện nước trong quý giảm cùng với tình hình thủy văn vẫn còn chưa thuận lợi đã dẫn đến lợi nhuận từ các Công ty đầu tư thuộc mảng này sụt giảm so với cùng kỳ. Hơn nữa, do tác động của dịch Covid-19 mà các dự án bất động sản bị đình trệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mảng cung cấp lắp đặt.

Đối với Vinaconex (HNX: VCG), doanh thu thuần sụt giảm 31%  trong quý 2, đạt 1,590 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cốt lõi từ hoạt động xây lắp giảm 27% về còn 523 tỷ đồng cùng với doanh thu kinh doanh bất động sản giảm mạnh 75%, đạt 116 tỷ đồng.

Dù vậy, với chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận âm 222 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi nên lãi ròng VCG tăng đáng kể so cùng kỳ. Cần nói thêm, dù đạt con số lãi khủng nhưng dòng tiền kinh doanh của VCG bị âm nặng đến hơn 960 tỷ đồng.

Doanh thu thuần của Coteccons (HOSE: CTD) giảm mạnh 31% trong quý 2 về mức 3.97 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp của Công ty có sự cải thiện khi tăng từ 3% (quý 2/2019) lên 6% (quý 2/2020). Sự cải thiện trong biên lãi gộp cũng là nguyên nhân chính giúp nhà thầu này đạt mức tăng 28% về lãi ròng trong quý 2 vừa qua.

Top 20 doanh nghiệp Xây dựng niêm yết có lãi ròng cao nhất quý 2/2020
Đvt: Tỷ đồng

Tăng lãi gấp 33 lần

Nhờ tiến hành bàn giao nhà thuộc dự án Diamond Park Lạng Sơn mà doanh thu thuần của Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) tăng cao 435% trong quý 2, đạt 207 tỷ đồng. Hơn nữa, nhờ tiết giảm được giá vốn mà biên lãi gộp của IDJ tăng mạnh từ 5% trong quý 2/2019 lên 32% quý 2/2020 và đây cũng là nguyên nhân chính khiến lãi ròng của IDJ tăng đến 3,245% so cùng kỳ, đạt 40 tỷ đồng.

Ngoài IDJ với mức tăng trưởng ấn tượng, ngành xây dựng vẫn còn 16 doanh nghiệp tăng lãi ròng trên 100%. Trong đó, Đầu tư Phát triển Thành Đạt (HNX: DTD) đạt mức lãi ròng cao nhất nhóm với 67 tỷ đồng, tăng 133% so với cùng kỳ.

Top 20 doanh nghiệp Xây dựng niêm yết tăng lãi cao nhất quý 2/2020
Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Loạt ông lớn giảm lãi

Mặc dù vẫn báo lãi trong quý 2, nhưng nhiều ông lớn có mức lãi ròng đi lùi đáng kể so với cùng kỳ như Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC), Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) hay Fecon (HOSE: FCN).

Trong đó, mặc dù doanh thu thuần của CII đạt 652 tỷ đồng, tăng đến 43% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do không có khoản thu thu nhập lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư như quý 2/2019 mà lãi ròng của Công ty vẫn đi lùi gần 63%, đạt hơn 18 tỷ đồng.

Tương tự như CII, mặc dù doanh thu thuần của Fecon tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 762 tỳ đồng. Biên lãi gộp của Công ty cũng tăng từ 10% trong quý 2/2019 lên 14% trong quý 2/2020; tuy nhiên, do doanh thu tài chính của Fecon sụt giảm mạnh hơn 99% so với cùng kỳ, chỉ còn khoảng 2 tỷ đồng đã khiến cho lãi ròng của Công ty đi lùi đến 81% so cùng kỳ, đạt gần 16 tỷ đồng.

Top 20 doanh nghiệp Xây dựng niêm yết giảm lãi lớn nhất quý 1/2020
Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

ROS dẫn đầu lỗ ròng

Nếu như Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) dẫn đầu các doanh nghiệp bất động sản báo lỗ trong quý 2 thì Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) lại dẫn đầu các doanh nghiệp xây dựng với mức lỗ 151 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi 43 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, kết quả đi lùi này chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo những gì mà báo cáo của Công ty trình bày, yếu tố đến từ dòng tiền của Công ty cũng rất cần được chú ý khi lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của ROS âm đến 1,026 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm do Công ty liên tục tăng các khoản phải thu.

Dù doanh thu thuần của Xây dựng Số 9 (HNX: VC9) vẫn tăng trưởng hơn 15% trong quý 2, đạt 312 tỷ đồng. Tuy nhiên do giá vốn tăng cao khiến Công ty lỗ gộp gần 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các loại chi phí khác vẫn phát sinh đã khiến cho VC9 phải khi nhận mức lỗ ròng 13 tỷ đồng

Top 10 các doanh nghiệp BĐS niêm yết báo lỗ trong quý 2/2020
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Như Xuân 

FILI