Giá tăng trần 38 phiên liên tiếp, Trisedco (DAT) là doanh nghiệp như thế nào?

Chỉ cần 1 lô tối thiểu 10 cp, DAT cũng kịch trần và điều này diễn ra thường xuyên trong suốt gần 2 tháng qua. Đến nay, cổ phiếu DAT của CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (Trisedco) đã tăng trần 38 phiên liên tiếp khiến giới đầu tư không khỏi ngạc nhiên.

Giá tăng trần 38 phiên liên tiếp, Trisedco (DAT) là doanh nghiệp như thế nào?

Chỉ cần 1 lô tối thiểu 10 cp, DAT cũng kịch trần và điều này diễn ra thường xuyên trong suốt gần 2 tháng qua. Đến nay, cổ phiếu DAT của CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (Trisedco) đã tăng trần 38 phiên liên tiếp khiến giới đầu tư không khỏi ngạc nhiên.

Trên thị trường, giá cổ phiếu DAT đã tăng trần 38 phiên liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Hiện giá đang tăng trần tại mức 86,100 đồng/cp (chốt phiên 11/08/2020), gấp 12 lần so với mức giá phiên 19/06 với khối lượng giao dịch bình quân chỉ vỏn vẹn 296 cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu DAT từ đầu năm 2020 đến nay

Đáng chú ý, trong suốt giai đoạn tăng kịch trần của DAT, nhiều phiên chỉ cần khớp đúng lô tối thiểu 10 cổ phiếu.

Thống kê giao dịch của DAT từ phiên 19/06 đến nay. Đvt: Đồng/cp
Nguồn: VietstockFinance

DAT là doanh nghiệp như thế nào?

DAT tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Du lịch An Giang, được thành lập ngày 20/06/2007. Sau gần một năm hoạt động, Công ty nhận thấy mô hình CTCP sẽ thích hợp cho việc thu hút vốn đầu tư, huy động vốn cũng như tạo được điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, ngày 15/03/2008 CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản đã được thành lập với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 53 tỷ đồng. Trải qua 6 đợt tăng vốn, hiện vốn điều lệ của DAT ghi nhận hơn 460 tỷ đồng, gấp 9 lần số vốn ban đầu. Ngành nghề kinh doanh chính của DAT là sản xuất bột cá và mỡ cá được chế biến từ phụ phẩm cá (như đầu, xương, thịt vụn, nội tạng của cá...).

Quá trình thay đổi vốn điều lệ của DAT. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC năm 2019 của DAT

Được biết, DAT là Công ty con của CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) và là Công ty “cháu” của CTCP Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM).

Hiện IDI (ASM nắm giữ 51.23% vốn) đang là cổ đông lớn nhất của DAT với tỷ lệ nắm giữ 79.25% vốn (hơn 36 triệu cp) và ASM nắm giữ trực tiếp 3.94% vốn tại DAT nhưng tỷ lệ lợi ích là 43.95% và tỷ lệ biểu quyết là 82.67%.

Danh sách cổ đông lớn của DAT tính đến ngày 31/12/2019
Nguồn: VietstockFinance

DAT kinh doanh ra sao?

Tình hình kinh doanh của DAT kể từ khi niêm yết (05/11/2015) đến năm 2019 nhìn chung khá ổn định với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm.

Trong năm 2019, DAT ghi nhận doanh thu thuần đạt 2,493 tỷ đồng và 62 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 3 lần so với con số năm 2015 và ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi niêm yết. Tuy nhiên, biên lãi gộp của DAT lại sụt giảm, chỉ đạt 5% trong khi các năm trước đều ghi nhận ở mức trên 6%.

Kết quả kinh doanh của DAT qua các năm trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng, %
Nguồn: VietstockFinance

Danh mục sản phẩm của DAT chủ yếu tập trung vào 3 sản phẩm chính là bột cá, mỡ cá và sản phẩm phụ. Trong đó bột cá là sản phẩm chủ lực chiếm 71.5% doanh thu thuần năm 2019, mỡ cá chiếm 20.6%.

Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của DAT qua các năm.
Nguồn: BCTC thường niên năm 2019 của DAT

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, DAT ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 8% và 32% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 955 tỷ đồng và 18 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí bán hàng tăng mạnh 91%, lên hơn 6 tỷ đồng và chi phí tài chính cũng tăng 16%, ghi nhận 35 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/06/2020, tổng tài sản của DAT ghi nhận hơn 1,564 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số hồi đầu năm. Đáng chú ý, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của DAT ghi nhận giảm hơn một nửa, xuống còn 102 tỷ đồng chủ yếu là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Ngược lại, hàng tồn kho tính đến cuối quý 2/2020 lại tăng đột biến lên 159 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm với 96 tỷ đồng hàng hóa và 62 tỷ đồng thành phẩm (gấp 6.5 lần đầu năm). Phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng tăng 13% so với đầu năm, ghi nhận gần 360 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/06/2020, DAT phải thu ASM gần 61 tỷ đồng và phải trả cho IDI hơn 2.7 tỷ đồng.

Công ty mẹ IDI cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tụt dốc trong nửa đầu năm 2020 với doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ năm trước (2,935 tỷ đồng) và lãi ròng giảm mạnh 83%, xuống chỉ còn gần 37 tỷ đồng.

Kết quả của Công ty chủ chốt là ASM cũng chẳng khá hơn với doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 15% (6,079 tỷ đồng) và 12% (271 tỷ đồng). Trong năm 2020, ASM đặt mục tiêu doanh thu đạt 14,700 tỷ đồng và lãi sau thuế 870 tỷ đồng. Như vậy, khép lại nửa năm 2020, ASM chỉ mới thực hiện được 41% mục tiêu về doanh thu và 36% mục tiêu về lợi nhuận năm 2020.

Cổ phiếu DAT đang tái hiện hình ảnh của IDI và ASM?

Nhìn lại lịch sử giao dịch của 2 Công ty trụ cột là IDIASM, giá cổ phiếu của 2 đơn vị này cũng từng có thời điểm tăng “dựng đứng” và rồi sau đó “lao dốc không phanh”.

Câu hỏi được đa số nhà đầu tư quan tâm là: “Liệu DAT có phải thế hệ thứ 3 tái diễn lại điệp khúc của IDIASM không?”.

Diễn biến giá cổ phiếu IDIASM
Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, giá cổ phiếu của Công ty mẹ ASM “leo dốc” trong hơn 5 tháng kể từ 24/09/2015 (7,273 đồng/cp), lập đỉnh tại mức 15,424 đồng/cp (07/03/2016) và rồi “cắm đầu”.

Mặc dù cũng có lúc giá ASM bật tăng trở lại nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn lại quay đầu và hiện đang giao dịch quanh mức 5,680 đồng/cp (chốt phiên 10/08/2020) với khối lượng giao dịch bình quân hơn 2 triệu cp/năm.

Tương tự, đối với cổ phiếu công ty con IDI, trong gần 5 tháng, giá cổ phiếu tăng liên tục và tạo đỉnh tại mức giá 10,981 đồng/cp (13/03/2018), gấp 3 lần so với mức giá hồi phiên 10/10/2017 (3,624 đồng/cp). Nhưng sau đó cũng quay đầu gần giống với mô hình giá của Công ty mẹ ASM.

Tiên Tiên

FILI