Giày Thượng Đình bị Cục Thuế cưỡng chế do quá hạn nộp tiền

Ngày 31/07, Cục Thuế Tp. Hà Nội vừa quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Giày Thượng Đình (UPCoM: GTD).

Giày Thượng Đình bị Cục Thuế cưỡng chế do quá hạn nộp tiền

Ngày 31/07, Cục Thuế Tp. Hà Nội vừa quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Giày Thượng Đình (UPCoM: GTD).

Cục Thuế Tp. Hà Nội đã quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng dử dụng hóa đơn để thi hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp của Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân đối với GTD.

Lý do cưỡng chế là bởi GTD có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 31/07/2020-30/07/2021 hoặc chấm dứt khi Công ty nộp đủ tiền vào Ngân sách Nhà nước.

Tình hình kinh doanh khó khăn

GTD là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh giày dép, xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh, cho thuê trụ sở văn phòng và ki ốt bán hàng,… 2020 dự báo tiếp tục là một năm sản xuất kinh doanh không dễ dàng đối với hãng giày dép này.

Ban lãnh đạo cho biết lượng khách hàng xuất khẩu, đơn hàng xuất khẩu gặp khó do thông tin phải di dời nhà máy ảnh hưởng rất nhiều đến việc hợp tác kinh doanh. Các đơn hàng thường rất nhỏ lẻ, ngắn hạn, nhiều khách hàng đã dừng hẳn việc phát triển mẫu mã với Công ty. Trong khi Nhà máy Thượng Đình đã rất cũ, không được xây mới và cải tạo, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các chi phí bình quân tăng do chi phí cố định hầu như không thay đổi dù sản lượng giảm sút.

Tồi tệ hơn, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiệm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh. GTD cho biết một số đơn hàng đã ký, đã sản xuất nhưng vẫn chưa được xuất hàng. Các mẫu giày cần sản xuất để chào hàng cũng bị gián đoạn nên khả năng nhận đơn hàng xuất khẩu gặp khó khăn. Lượng hàng tiêu thụ trong nước cũng sụt giảm đáng kể do giãn cách xã hội, nhu cầu người dân đi xuống.

Về con người, nguồn lao động dự báo sẽ biến động theo hướng giảm mạnh, đặc biệt là công nhân sản xuất trực tiếp. Điều này là do công việc không ổn định, tâm lý của người lao động không yên tâm làm việc lâu dài (ảnh hưởng bởi việc di dời nhà máy). GTD cũng gặp khó trong việc giải quyết chế độ đối với người lao động do tài chính. Ngoài ra, Công ty cũng đang nan giải với việc thu hồi công nợ, đặc biệt là khoản nợ khó đòi rất lớn.

Giữa bối cảnh đó, GTD dự kiến lỗ sau thuế 13 tỷ đồng trong năm 2020, kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

Nguồn: GTD

*Giày Thượng Đình có thể lỗ thêm 12 tỷ đồng năm 2019 nếu hạch toán theo kiểm toán

Duy Na

FILI