HPG cản bước tiến của VN-Index trong tuần qua

Hai chỉ số thị trường trong tuần 15-19/11/2021 đã có diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau. VN-Index chững lại đà tăng và quay đầu giảm 1.43%, về mốc 1,452.35 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tiếp tục tăng thêm 2.79%, kết thúc tuần ở 453.97 điểm.

HPG cản bước tiến của VN-Index trong tuần qua

Hai chỉ số thị trường trong tuần 15-19/11/2021 đã có diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau. VN-Index chững lại đà tăng và quay đầu giảm 1.43%, về mốc 1,452.35 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tiếp tục tăng thêm 2.79%, kết thúc tuần ở 453.97 điểm.

Dù diễn biến trái ngược về mặt điểm số song thanh khoản của hai sàn đều tăng so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh bình quân trên sàn HOSEHNX lần lượt tăng 11.65% và 22.47%, đạt 1.13 tỷ /phiên và 191 triệu cp/phiên.

Trên sàn HOSE, gây thất vọng nhất trong tuần qua chính là HPG khi cổ phiếu này giảm điểm trong cả 5 phiên giao dịch. Hệ quả, riêng HPG đã kéo giảm chỉ số hơn 7.4 điểm.

Trước đà giảm điểm của HPG thì vào ngày 18/11, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã có động thái mua vào 1 triệu cp, qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm từ 6% lên 6.02%.

* Giá cổ phiếu lao dốc, nhóm quỹ Dragon Capital quay lại mua vào 1 triệu cp HPG

* Nhóm quỹ Dragon Capital vừa bán ra 1.4 triệu cp HPG

Xếp sau HPG về mức ảnh hưởng tiêu cực trong tuần qua lần lượt là “ông lớn” ngành khí GAS và “ông lớn” ngành cao su GVR. Hai cổ phiếu này đã lấy đi tổng cộng hơn 9.3 điểm của chỉ số.

Sự tiêu cực ở GAS được cho là do ảnh hưởng từ việc giá dầu thế giới đang có chiều hướng giảm sau khi một số nước ban hành các lệnh phong tỏa mới vì Covid-19. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về nhu cầu, bên cạnh đó, các công ty trong ngành cũng báo hiệu về sự quay trở lại của nguồn cung.

* Dầu sụt 4% xuống thấp nhất trong 6 tuần

* Dầu trồi sụt sau tin Trung Quốc giải phóng Dự trữ dầu chiến lược

Ở nhóm tích cực, cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán nhìn chung đã có một tuần tích cực. Ở nhóm ngân hàng, hai cổ phiếu BIDHDB là hai cổ phiếu ngân hàng tích cực nhất tuần qua khi giúp nâng chỉ số 2.5 điểm. Dù vậy, trong nhóm ngân hàng vẫn có VCB gây ảnh hưởng tiêu cực khi kéo giảm hơn 1 điểm của chỉ số.

* Siết quy định ngân hàng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

* Lãi suất vẫn có thể giảm thêm?

Đối với nhóm chứng khoán, SSIVND mỗi cổ phiếu đều có 1 phiên tăng trần trong tuần, nhờ đó, hai cổ phiếu này lần lượt kéo tăng cho chỉ số 1 điểm và 0.6 điểm. Tín hiệu tích cực từ hai cổ phiếu này được cho là do ảnh hưởng từ động thái tăng vốn.

Cụ thể, VND dự kiến  chào bán ra cho cổ đông hiện hữu gần 435 triệu cp (100% trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành), đồng thời phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 80%, tương đương có thể phát hành tối đa 348 triệu cp. Nếu các đợt phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của VND sẽ tăng lên mức 12,265 tỷ đồng.

Trong khi đó, SSI dự kiến chào bán hơn 497 triệu cp cho cổ đông hiệu hữu, tỷ lệ thực hiện quyền 2:1, giá chào bán 15,000 đồng/cp. Nếu phát hành thành công trọn vẹn, vốn điều lệ của SSI sẽ đạt mức 14,921 tỷ đồng.

* VND muốn phát hành thêm 435 triệu cp cho cổ đông hiện hữu

* Chứng khoán SSI rục rịch tăng vốn điều lệ lên gần 15,000 tỷ đồng

Tương tự VN-Index, rổ VN30 cũng ghi nhận kết quả không mấy tích cực trong tuần qua khi có đến 20 mã kéo giảm và chỉ 10 mã kéo tăng. Ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số vẫn là HPG. Riêng mã này đã làm mất của chỉ số gần 17 điểm, lớn hơn cả tổng số điểm ảnh hưởng của 10 mã kéo tăng.

Dẫn đầu nhóm kéo tăng, đồng thời là trụ đỡ của chỉ số trong tuần qua chính là HDBSSI, hai mã này đã lấy về cho chỉ số hơn 6.6 điểm.

Trái ngược với tình hình của VN-Index, HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng trong tuần qua. Góp công lớn nhất và là đầu kéo của chỉ số trong tuần chính là CEO. Trong tuần, cổ phiếu này tăng trần 4 trong 5 phiên giao dịch, qua đó, thị giá tăng hơn 58%, đồng thời kéo tăng chỉ số hơn 3 điểm.

Ở phía ngược lại, PVS ảnh hưởng tiêu cực nhất với gần 1.4 điểm kéo giảm.

>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số

Hà Lễ

FILI