[Infographics]: 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường

Sau 2 năm thăng hoa (2020-2021), thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2022 giảm mạnh cả điểm sổ lẫn thanh khoản so với năm 2021. Cổ phiếu 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất trên sàn cũng theo đà giảm, bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng vốn hoá. Sự lên xuống của chứng khoán đã khiến các “ông lớn” có sự thay đổi xếp hạng.

[Infographics]: 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường

[Infographics]: 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường

Sau 2 năm thăng hoa (2020-2021), thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2022 giảm mạnh cả điểm sổ lẫn thanh khoản so với năm 2021. Cổ phiếu 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất trên sàn cũng theo đà giảm, bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng vốn hoá. Sự lên xuống của chứng khoán đã khiến các “ông lớn” có sự thay đổi xếp hạng.

Tính đến hết ngày 16/01/2023, bộ đôi Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) là hai doanh nghiệp rời khỏi danh sách vốn hoá 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, VHM vẫn độc chiếm đầu bảng xếp hạng từ công ty mẹ Vingroup (VIC) do giá trị vốn hóa của VIC giảm mạnh hơn (giảm 43% so với đầu năm), tức giảm gần 126 ngàn tỷ đồng, trong khi đó, vốn hóa của VHM giảm 33%, tương ứng giảm hơn 111 ngàn tỷ đồng.

6 doanh nghiệp có sự tăng hạng trong danh sách này là Vinamilk (VNM); Masan (MSN); Sabeco (SAB); FPT; Becamex (BCM) và Vincom Retail (VRE).

Ở chiều ngược lại, các “ông lớn” như Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) bất ngờ “rớt đài” và không còn xuất hiện trong top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.

Thay vào đó, bảng xếp hạng mới có sự xuất hiện mới của FPT, Becamex (BCM) và Vincom Retail (VRE) dù vốn hóa của những doanh nghiệp này chỉ tăng nhẹ, thậm chí giảm.

Thế Mạnh

FILI