[Infographics] Doanh nghiệp dệt may 'loay hoay tìm đường' trong 3 năm trở lại đây

Ngành dệt may trong 3 năm gần nhất được đánh giá không có quá nhiều nổi bật. So với mức tăng trưởng GDP thì tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may đang bị thụt lùi.

[Infographics] Doanh nghiệp dệt may 'loay hoay tìm đường' trong 3 năm trở lại đây

Ngành dệt may trong 3 năm gần nhất được đánh giá không có quá nhiều nổi bật. So với mức tăng trưởng GDP thì tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may đang bị thụt lùi.

Theo dữ liệu của Vietstock, xét các cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đã công bố BCTC năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu và lãi ròng của ngành dệt may (28 doanh nghiệp) giai đoạn 2018-2020 đều ở mức âm.

Ngành dệt may xuất khẩu được đánh giá là một trong những ngành “nhạy cảm” với dịch Covid-19. Mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát tốt được dịch nhưng các nước trên thế giới vẫn đang rất khó khăn chống chọi lại cơn đại dịch này. Đây là điều đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam do mặt hàng của chúng ta đa phần sản xuất để xuất khẩu sang nước ngoài.

Trải qua 3 năm đầy gian truân, năm 2021 được dự báo vẫn là một năm cực khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt.

Tuy nhiên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10.6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9.9%. Vitas cũng đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu năm 2025 đạt 55 tỷ USD (CAGR 5 năm là 9.4% trong giai đoạn 2020-2025). Để đạt được tốc độ CAGR một con số cao như vậy, Việt Nam phải xây dựng nguồn cung vải trong nước phù hợp để khai thác lợi ích của cả 2 Hiệp định thương mại tự do là EVFTA (Việt Nam - EU) và UKVFTA (Việt Nam - Vương quốc Anh).

Quay trở lại quá khứ, cùng Vietstock điểm lại hành trình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong 3 năm trở lại đây.

Tiên Tiên

FILI