Lãi ròng nhóm doanh nghiệp VN30 giảm hơn 40% trong quý 4 khi đối mặt giông bão

Nhiều cơn gió dữ khởi phát từ quý 3/2022 tiếp tục cản trở guồng máy của nền kinh tế Việt Nam. Kéo theo đó là sự đuối sức thấy rõ về khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp VN30 sau một khoảng thời gian dài chống chọi.

Lãi ròng nhóm doanh nghiệp VN30 giảm hơn 40% trong quý 4 khi đối mặt giông bão

Lãi ròng nhóm doanh nghiệp VN30 giảm hơn 40% trong quý 4 khi đối mặt giông bão

Nhiều cơn gió dữ khởi phát từ quý 3/2022 tiếp tục cản trở guồng máy của nền kinh tế Việt Nam. Kéo theo đó là sự đuối sức thấy rõ về khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp VN30 sau một khoảng thời gian dài chống chọi.

Quý 4/2022, bước chân của doanh nghiệp Việt trở nên nặng nề hơn dưới áp lực từ môi trường kinh doanh nhiều thách thức hơn: Từ lãi suất và lạm phát ngày càng cao cho tới nhu cầu yếu đi rõ rệt ở cả trong và ngoài nước. Chưa hết, những động thái siết chặt quản lý từ Chính phủ cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản.

Hệ quả, tổng lợi nhuận ròng của nhóm VN30 (ngoại trừ nhóm tài chính) đạt gần 18.3 ngàn tỷ đồng, lao dốc 43% so với cùng kỳ và giảm 31% so với quý 3/2022.

Quý 4, những ngôi vị đầu của bảng xếp hạng lợi nhuận không có quá nhiều thay đổi, dẫn đầu vẫn là Vinhomes với khoản lãi ròng 8.9 ngàn tỷ. Như vậy, cứ mỗi giây, cánh tay bất động sản của Vingroup mang về hơn 1.1 triệu đồng cho cổ đông, tương đương 4 tỷ đồng mỗi giờ.

Vị trí thứ hai về lợi nhuận là GAS, đây cũng là một trong số ít doanh nghiệp VN30  ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận so với quý trước. Trong quý 4/2022, gã khổng lồ dầu khí lãi ròng gần 3.3 ngàn tỷ, tương đương hơn 400 ngàn đồng mỗi giây và 1.4 tỷ mỗi giờ.

Kế đó là Vinamilk với lãi ròng gần 1.9 ngàn tỷ đồng. Cứ mỗi giây, bà hoàng sữa Việt mang về hơn 230 ngàn đồng cho cổ đông. Trong khi đó, Vingroup lãi ròng cao thứ 4 trong nhóm VN30, với gần 1.6 ngàn tỷ đồng.

Với MWG, quý 4 là giai đoạn đáng quên khi lãi ròng giảm 60% so với cùng kỳ - một điều hiếm khi xảy ra với ông lớn bán lẻ này. Kết quả ảm đạm xuất phát từ sự sụt giảm thấy rõ của nhu cầu thiết bị di động và điện máy, trong khi mảng Bách Hóa Xanh chưa thể đóng góp về lợi nhuận.

Trong khi đó, hai ông lớn bất động sản PDRNVL vẫn đứng gần cuối bảng xếp hạng trong bối cảnh chịu nhiều áp lực về thanh khoản.

Bất ngờ nhất vẫn là Vietjet và Hòa Phát với khoản lỗ vượt dự báo của các chuyên gia. Hãng hàng không mang sắc đỏ ghi nhận khoản lỗ gần 2.4 ngàn tỷ đồng dù dịch bệnh đã qua đi và thị trường hồi phục trở lại. Cũng như , Hòa Phát lại lỗ kỷ lục gần 2 ngàn tỷ đồng.

Về doanh thu, Petrolimex vẫn trụ ngôi đầu bảng với hơn 78 ngàn tỷ đồng. Như vậy, cứ mỗi giây, ông lớn dầu khí này mang về gần 10 triệu đồng doanh thu.

Doanh nghiệp VN30 mang về bao nhiêu doanh thu mỗi giây?

Doanh nghiệp VN30 mang về bao nhiêu lợi nhuận mỗi giây?

Lưu ý: Danh sách trên không tính đến các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

VN30 là chỉ số chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoánTPHCM (HOSE), bao gồm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường (đi kèm việc thỏa mãn các tiêu chí về thanh khoản, tỷ lệ free-float). Những cổ phiếu góp tên trong rổ chỉ số đều là của các doanh nghiệp hàng đầu tại mỗi lĩnh vực mà họ tham gia kinh doanh.

Nội dung: Vũ Hạo

Thiết kế: Tuấn Trần

FILI