Lãi ròng Vinare tăng 78% trong quý 4

Với lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều tăng mạnh trong quý 4/2022, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, HNX: VNR) thu về lợi nhuận ròng hơn 126 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi ròng Vinare tăng 78% trong quý 4

Với lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều tăng mạnh trong quý 4/2022, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, HNX: VNR) thu về lợi nhuận ròng hơn 126 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 4, doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm của VNR giảm 16% so với cùng kỳ, đạt gần 345 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu phí nhận tái bảo hiểm giảm 9%.

Dù vậy, VNR vẫn có lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm gấp 2.1 lần cùng kỳ, lên gần 40 tỷ đồng, do chi phí bồi thường bảo hiểm giảm 33% và chi phí khác giảm 18% khiến chi phí kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh hơn doanh thu (giảm 22%).

Bên cạnh đó, hoạt động tài chính có lợi nhuận tăng đáng kể (tăng 68% so với cùng kỳ), đạt gần 139 tỷ đồng, giúp lợi nhuận ròng của VNR tăng 78%, đạt hơn 126 tỷ đồng trong quý 4.

Tính chung năm 2022, VNR đạt hơn 380 tỷ đồng lãi ròng, tăng 10% so với năm trước, nhờ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm tăng 83%, đạt hơn 237 tỷ đồng.

Năm 2022, VNR đặt mục tiêu đạt gần 435 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng nhẹ 7% so với thực hiện năm 2021. So với kế hoạch, Công ty đã vượt 6% mục tiêu lợi nhuận.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của VNR đi ngang so với đầu năm, đạt hơn 7,126 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 2,428 tỷ đồng, giảm 5% do tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn ngắn và ủy thác đầu tư đều giảm.

Ngược lại, đầu tư tài chính dài hạn tăng 16%, đạt gần 1,948 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản mục trái phiếu dài hạn, tiền gửi và ủy thác đầu tư có giá trị tăng. Tài sản tái bảo hiểm giảm 11% so với đầu năm, đạt 1,441 tỷ đồng.

Nợ phải trả phần lớn đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là khoản dự phòng bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm gần 2,938 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm.

Khang Di

FILI