Lạm phát Mỹ tăng cao không quá ảnh hưởng đến xuất khẩu của Gỗ An Cường 

Trong Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Gỗ An Cường trước thềm cổ phiếu ACG chuyển sang niêm yết trên HOSE, đại diện Công ty đã có những chia sẻ về tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trước bối cảnh lạm phát Mỹ gia tăng.

Lạm phát Mỹ tăng cao không quá ảnh hưởng đến xuất khẩu của Gỗ An Cường 

Trong Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Gỗ An Cường trước thềm cổ phiếu ACG chuyển sang niêm yết trên HOSE, đại diện Công ty đã có những chia sẻ về tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trước bối cảnh lạm phát Mỹ gia tăng.

Tại Hội nghị, ông Trần Lương Thanh Tùng - Thành viên HĐQT ACG cho biết lạm phát ở Mỹ tăng cao khiến lượng hàng tồn kho lớn, đồng thời làm ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu gỗ ép tại Mỹ - một trong những thị trường chủ đạo của ACG.

Trước đây, khi dịch COVID-19 xảy ra thì không có hàng để bán, vì đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu sửa nhà tăng lên, dẫn đến việc tăng đặt hàng nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc các lô hàng sau tới khiến hàng tồn kho lớn, lạm phát tăng, sức mua chậm, buộc phải hoãn các đơn hàng mới sau đó.

Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư của ACG được tổ chức chiều ngày 23/09/2022.

Trong các tháng vừa qua, công suất của các doanh nghiệp gỗ - đặc biệt là gỗ tự nhiên (doanh nghiệp gỗ tự nhiên của Việt Nam đa phần là xuất khẩu) - đều đang rất thấp. Với ACG, thị trường nội địa chiếm hơn 80%, trong khi các doanh nghiệp gỗ tự nhiên vừa và lớn khác 90% là xuất khẩu.

Khi các thị trường khác chững lại, công suất doanh nghiệp gỗ tự nhiên đứng rất nhanh. Theo khảo sát từ Hiệp hội gỗ TPHCM (HAWA) và tại Bình Dương, công suất các nhà máy hiện chỉ đạt 40%. Đơn hàng quý 1, 2 năm sau chưa thấy. ACG kỳ vọng quý 4 - mùa cao điểm mua sắm - sẽ giúp lượng hàng tồn kho giảm, để qua quý 1 và 2 năm sau lượng đặt hàng trở lại.

Về tình hình lạm phát, ông Tùng cho rằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố tăng lãi suất và chính sách thắt chặt tiền tệ dự kiến trong 1-2 năm tới sẽ khiến tình hình xuất khẩu khó khăn hơn. Thời điểm hiện tại, xuất khẩu đang chiếm 16% tổng doanh thu của ACG nhưng Công ty lại đa dạng hóa khách hàng. Như trường hợp thay vì có thể chỉ sản xuất đơn hàng cho riêng Walmart, nhưng cùng công suất đó ACG có thể sản xuất cho 15 khách hàng khác nhằm đa dạng hóa khách hàng.

Trong số đó, có khách hàng bán cho người tiêu dùng (là các doanh nghiệp bán lẻ). ACG cũng cảm nhận được lượng đặt hàng từ các khách hàng bán lẻ giảm. Nhưng ngoài ra, ACG có nhiều đơn vị chuyên về dự án. Như Sumitomo - cổ đông chiến lược của ACG - hiện vẫn đặt hàng, chưa có dấu hiệu giảm, vì đến ngày đến giờ là phải giao nhà.

Riêng về Sumitomo, năm 2021 doanh thu thế giới là 6 tỷ USD, năm trước giao 20 ngàn căn toàn cầu, riêng tại Mỹ giao 10,600 căn nhà và dự tính 20 ngàn căn trong năm tới. Đáng nói là xu hướng khách hàng của Sumitomo những năm gần đây chuyển dịch từ gỗ tự nhiên sang công nghiệp. Dù là khách hàng từ năm 2017 nhưng các đơn hàng lớn từ Sumitomo với ACG chỉ được ký kết trong những năm gần đây. Điều này cho thấy nhu cầu từ thị trường Mỹ tạo ra động lực hợp tác của Sumitomo với ACG.

Theo khảo sát từ ACG, trước đây, nhu cầu gỗ tại Mỹ với tỷ lệ gỗ tự nhiên trên gỗ công nghiệp là 7:3. Nhưng từ tháng 4/2022, tỷ lệ này là 50:50, do đó nhu cầu đặt hàng từ Sumitomo rất ổn định trong tương lai.

ACG tiền thân là Công ty TNHH Thương mại An Cường, được thành lập từ năm 1994.ACG chủ yếu mua nguyên liệu từ nguồn cung cấp trong nước qua các nhà cung cấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu gồm sản xuất và kinh doanh vật liệu giải pháp và nội thất làm bằng gỗ công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Thị trường phân phối của ACG khá rộng, có thể kể đến như Campuchia, Malaysia, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Úc... 

Hồng Đức

FILI