Lãnh đạo mua bán năm 2020: ‘Cuộc chơi’ thuộc về ai?

Một trong những điểm đáng chú ý trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán là nhất cử nhất động của ban lãnh đạo và những người liên quan. Họ là những nhân tố nắm rõ nhất tình hình hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, mọi động thái giao dịch của những vị lãnh đạo này một phần nào đó dường như đã tác động đến giới đầu tư.

Lãnh đạo mua bán năm 2020: ‘Cuộc chơi’ thuộc về ai?

Một trong những điểm đáng chú ý trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán là nhất cử nhất động của ban lãnh đạo và những người liên quan. Họ là những nhân tố nắm rõ nhất tình hình hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, mọi động thái giao dịch của những vị lãnh đạo này một phần nào đó dường như đã tác động đến giới đầu tư.

Ra sức gom hàng

Trong năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận những pha vung tiền mạnh tay từ chính những người cầm trịch. Điển hình là pha gom hàng của ông Nguyễn Văn Tuấn - TGĐ Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (HOSE: GEX). Được biết, hồi đầu năm 2020, vị TGĐ này không nắm giữ cổ phiếu GEX nào. Trải qua 3 lần liên tiếp gom hàng kéo dài từ 27/05 - 02/10/2020, hiện ông Tuấn đã sở hữu 55 triệu cp, tương đương với tỷ lệ 11.7% vốn tại GEX.

Tại cuộc họp thường niên diễn ra ngày 18/06, ông Tuấn cho rằng giá cổ phiếu GEX đang thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại. Đó là lý do không chỉ ông mà chính GEX cũng thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ trong giai đoạn vừa qua, khi thị trường chứng khoán biến động mạnh vì Covid-19.

Cũng tại cuộc họp này, ban lãnh đạo đã thông qua việc cho phép ông Nguyễn Văn Tuấn và người liên quan được mua/chuyển nhượng cổ phiếu GEX tới mức 36% mà không cần chào mua công khai.

Được biết, TGĐ Tuấn chỉ vừa rời ghế Chủ tịch HĐQT GEX kể từ ngày 20/08 và vẫn đảm nhiệm cương vị TGĐ và thành viên HĐQT GEX (thực hiện theo Nghị định Chủ tịch không được kiêm nhiệm chức danh TGĐ của cùng 1 công ty).

Top 20 giao dịch mua của lãnh đạo và người liên quan năm 2020

Pha vung tiền tiếp theo đến từ CTCP Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần (ITL) với khối lượng gom vào lên tới 54 triệu cp Kho vận Miền Nam (Sotrans, HOSE: STG). Từ ngày 21/07 - 19/08/2020, Công ty TNHH MTV Gelex Logistics đã chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu STG cho ITL qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Như vậy, sau khi nhận chuyển quyền sở hữu, ITL chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại STG lên 97%, tương đương hơn 95 triệu cp.

Còn nhớ trước đây, GEX và ITL từng là đối thủ của nhau trong việc cạnh tranh nâng tỷ lệ sở hữu tại STG, thế nhưng GEX đã quyết định “dứt tình” với STG và chuyển nhượng toàn bộ vốn lại cho đối thủ trước đó của mình.

Hay như những giao dịch liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSEFLC) và những Công ty liên quan cũng khiến giới đầu tư quan tâm. Cụ thể hơn, trong năm 2020, ông Quyết đã gom vào 50 triệu cp FLC, hoàn tất nâng sở hữu từ 21.2% (150 triệu cp) lên 28.2% (200 triệu cp).

Cùng chiều mua, ông Quyết đã gom vào tổng cộng gần 6.5 triệu cp GAB của CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HOSEGAB) chỉ trong chưa đầy 1 tháng gần đây. Sau giao dịch, cổ đông này đã nâng sở hữu lên thành 7.05 triệu cp, tương đương 51.09% vốn tại GAB.

Sau khi thực hiện miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSEROS) vào đầu tháng 4/2020, ông Trịnh Văn Quyết đã “tháo chạy” khỏi ROS. Trải qua 6 lần liên tiếp thoái vốn từ 10/04-10/06/2020, ông Quyết đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 51% xuống chỉ còn 4% (hơn 21 triệu cp) và chính thức rời ghế cổ đông lớn.

Đáng chú ý là sự “bốc hơi” một cách ngoạn mục của thị giá ROS khi từng đạt hơn 200,000 đồng/cp, thế nhưng giờ đây nhìn lại con số này chỉ còn vỏn vẹn 2,180 đồng/cp (chốt phiên 10/12).

‘Xả hàng’ liên hồi

CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSEREE) dẫn đầu chiều bán khi thoái sạch 102 triệu cp tại CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HOSEVSH), tương đương 49.5% vốn. Bên gom vào lại chính là Công ty con của REEREE Energy.

Thực ra, đây là động thái nhằm tái cấu trúc hoạt động của REE. Trong cuộc họp ngày 30/09, HĐQT REE đã thống nhất việc thành lập Công ty TNHH Năng lượng R.E.E (REE Energy) (sở hữu 100% vốn). REE Energy sẽ nhận toàn bộ 310 triệu cp tại 12 doanh nghiệp ngành điện mà công ty mẹ đang sở hữu.

Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch tái cấu trúc hệ thống công ty của REE khỏi tình trạng một công ty mẹ trực tiếp sở hữu cổ phần tại hàng chục đơn vị. Theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2020 thông qua, công ty mẹ REE sẽ nắm cổ phần chi phối tại 4 mảng, bao gồm hạ tầng năng lượng, nước, bất động sản và mảng M&E - máy điều hòa.

Danh sách các Công ty mà REE chuyển nhượng cho REE Energy
Nguồn: REE

Tương tự, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSEDXG) và tổ chức có liên quan là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Hà Thuận Hùng hoàn tất thoái toàn bộ vốn tại CTCP Đầu tư LDG (HOSELDG). Cụ thể, Đất Xanh và Hà Thuận Hùng (Công ty con của Đất Xanh) đã lần lượt thoái 63 triệu cp và 25 triệu cp LDG chỉ trong 3 ngày giao dịch từ 22 - 24/07/2020.

Theo dữ liệu của Vietstock, trong thời gian giao dịch trên, LDG có phát sinh giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch hoàn toàn trùng khớp với số lượng cổ phần mà nhóm DXG đăng ký bán ra; tổng giá trị thu về từ 2 giao dịch này đạt hơn 542 tỷ đồng.

Như vậy, ước tính giá trị trung bình của mỗi cổ phiếu LDG mà Đất Xanh và Hà Thuận Hùng bán ra rơi vào khoảng 6,160 đồng/cp. ‘Đối tác’ nhận chuyển nhượng cổ phần LDG từ DXG và Hà Thuận Hùng vẫn chưa được tiết lộ.

Hay như CTCP Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S cũng đã thoái sạch 34.4 triệu cp TLP của Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim, UPCoM: TLP) từ ngày 15/09-25/09/2020, tương đương tỷ lệ 14.55% và chính thức rút chân ra khỏi danh sách cổ đông tại TLP.

Về mối liên hệ, ông Lê Trọng Hiếu - TGĐ Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S hiện đang là Ủy viên HĐQT tại TLP.

Như vậy, sau khi Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S rút chân khỏi danh sách cổ đông lớn của TLP, Công ty hiện vẫn còn 3 cổ đông lớn khác. Trong đó, cổ đông lớn nhất của TLP là Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 36%).

Top 10 giao dịch bán của lãnh đạo và người liên quan năm 2020

Tiên Tiên

FILI