Ngân hàng 'đua' phát hành trái phiếu
Báo cáo từ VBMA tổng hợp cũng cho thấy, hầu hết tổ chức phát hành trong tháng 8 là các ngân hàng như HDBank, OCB, TPBank, VPBank, BIDV, Vietinbank, Agribank… ừ đầu năm đến nay cũng đã có nhiều đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ - dành riêng cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp - với mức lãi suất dao động từ 5,5% đến 6,5% một năm.
Cuối tháng 8, Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) cũng vừa hoàn tất kế hoạch phát hành lô trái phiếu 1.000 tỷ ra công chúng. Lãi suất lô trái phiếu này bằng lãi tiền gửi 12 tháng tại các ngân hàng tham chiếu cộng biên độ 2,8%, với kỳ thanh toán đầu tiên dự kiến gần 7,5% một năm.
Cách đây hai tuần, ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn (Agribank) cũng đã phân phối thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho hơn 5.000 nhà đầu tư trong một tháng.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 227 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 215,583 tỉ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng trị giá 22.773 tỉ đồng. Trong tháng 8, các doanh nghiệp đã mua lại 11.023 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong phần còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 105.945 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 43.352 tỉ đồng, tương đương 40,9%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 10 mã trái phiếu chậm trả lãi tổng giá trị 197 tỉ đồng và 1 mã trái phiếu chậm trả gốc 998 tỉ đồng. Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ trong tháng 8 đạt 72,740 tỉ đồng, bình quân đạt 3.294 tỉ đồng/phiên, giảm 10% so với tháng 7.
FinnRatings nhận định, trái phiếu ngân hàng được kỳ vọng có một năm bận rộn hơn các năm trước. Giải ngân tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn trong nửa cuối 2024. Để đáp ứng tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng có kế hoạch tăng vốn cổ phần hoặc vốn nợ, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, do các ngân hàng vẫn là nhà đầu tư chính của trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh pháp lý và chính sách hiện nay, việc đa dạng hóa hình thức cấp vốn cho các doanh nghiệp bởi ngân hàng cũng sẽ làm tiền đề cho sự tiếp tục hồi phục của trái phiếu.
So với gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng từ 5,5 đến 6% một năm như hiện tại, trái phiếu của ngân hàng là kênh đầu tư hấp dẫn hơn về lãi suất, tuy nhiên sẽ phù hợp với những người có dòng tiền nhàn rỗi trong dài hạn. Về phía ngân hàng, việc phát hành trái phiếu giúp họ đảm bảo được nguồn vốn trung dài hạn, qua đó đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.
Xem thêm tại taichinhdoanhnghiep.net.vn