Ngành xây dựng 2020: ‘Xây thành’ phòng thủ

Bước vào một năm được dự báo vô cùng khó khăn, doanh nghiệp ngành xây dựng đã chọn cách “xây thành” phòng thủ và chờ đợi cơ hội phản công.

Ngành xây dựng 2020: ‘Xây thành’ phòng thủ

Bước vào một năm được dự báo vô cùng khó khăn, doanh nghiệp ngành xây dựng đã chọn cách “xây thành” phòng thủ và chờ đợi cơ hội phản công.

Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong năm 2020, có 42 doanh nghiệp xây dựng tăng lãi34 doanh nghiệp giảm lãi2 doanh nghiệp tăng lỗ2 doanh nghiệp giảm lỗ5 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi và 9 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.

Lãi lớn nhờ đâu?

Những dự báo về khó khăn chung của ngành xây dựng đã đúng cho năm 2020 khi nhóm doanh nghiệp xây dựng niêm yết đã tạo ra hơn 116,754 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so với năm 2019. Dù vậy, các doanh nghiệp niêm yết vẫn tạo ra hơn 8,498 tỷ đồng lãi ròng, tăng 30%. Vậy con số tăng trưởng này đến từ đâu?

Đứng đầu trong bảng xếp hạng lợi nhuận đạt cao nhất trong ngành xây dựng, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNXVCG) ghi nhận con số lãi ở mức hơn 1,638 tỷ đồng, gấp đôi năm trước bất chấp doanh thu giảm đến 42% (ghi nhận mức thấp nhất từ 2005). Nguyên nhân lãi ròng tăng là nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến, chủ yếu đến từ lãi chuyển nhượng công ty con, công ty liên doanh liên kết (gần 2,842 tỷ đồng).

Mới đây, ngày 07/01, VCG đã hoàn tất chuyển nhượng 17.5 triệu cp tại CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 2 (NEDI 2, UPCoM: ND2) cho nhà đầu tư Nhật Bản Toyota Tsusho Corporation (Toyota TC). Sau giao dịch, Vinaconex vẫn còn nắm giữ hơn 19.1 triệu cp, tương đương 38.24% vốn NEDI 2 và vẫn là cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp.

Trước đó, hồi đầu tháng 9, VCG đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, tương đương 50% cổ phần tại Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).

Doanh nghiệp xây dựng báo lãi trên trăm tỷ. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Hay như Thaiholdings (HNXTHD) dù chỉ vừa chập chững lên sàn hồi giữa năm 2020 nhưng doanh nghiệp này cũng tạo được những ấn tượng nhất định. Doanh thu và lãi ròng năm 2020 của THD đồng loạt tăng vọt lên hơn 1,821 tỷ (gấp đôi năm trước) và lãi ròng hơn 909 tỷ đồng (gấp 19 lần).

Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của THD đến từ khoản lợi nhuận khác (gần 1,135 tỷ đồng). Được biết, trong năm 2020, THD ghi nhận nguồn thu nhập khác hơn 2,650 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng dự án và thanh lý tài sản Dự án Xi măng Thạnh Mỹ.

Đáng chú ý, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của THD đạt 16,873 đồng/cp, gấp 15 lần so với con số 1,147 đồng/cp của năm 2019. Song song với kết quả tăng trưởng vượt bậc, giá cổ phiếu THD cũng tăng phi mã, gấp 35 lần so với mức giá phiên niêm yết hồi tháng 6/2020.

Gương mặt báo lãi ngàn tỷ còn lại là Cơ Điện Lạnh (HOSEREE) với doanh thu thuần đạt gần 5.64 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 15%, trong khi lãi ròng xấp xỉ 1.63 ngàn tỷ đồng, tương đương năm trước. Với kết quả này, Công ty thực hiện được gần 95% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận được cổ đông giao phó.

Ngược lại, Xây dựng Coteccons (HOSECTD) báo doanh thu và lợi nhuận đồng loạt đi lùi so với năm trước, xuống còn 14,597 tỷ đồng và 463 tỷ đồng. So với kế hoạch, nhà thầu xây dựng này đã thực hiện được 91% và 98% kế hoạch năm 2020. Ban lãnh đạo CTD cho rằng kết quả đã phản ánh trung thực và hợp lý về hoạt động của Công ty trong một năm thực sự khó khăn. Dịch bệnh khiến hoạt động xây dựng phải tạm dừng, dẫn đến nhiều công trình triển khai chậm so với kế hoạch. Việc siết chặt thủ tục cấp giấy phép xây dựng cũng làm thị trường bất động sản đóng băng, số lượng dự án mới nhỏ giọt nên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn.

Nhờ doanh thu hoạt động tài chính (chuyển nhượng cổ phần) tăng mạnh đã giúp lãi ròng Tập đoàn COTANA (HNXCSC) tăng vọt lên mức 42 tỷ đồng, gấp 15 lần năm trước.

Doanh nghiệp xây dựng có lãi tăng trưởng trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Gam màu tối trong bức tranh toàn ngành

Khép lại năm 2020, Xây dựng FLC Faros (HOSEROS) ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 63% và 99%, xuống còn 1,799 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Cho năm 2020, Công ty đặt kế hoạch đi lùi với chỉ tiêu doanh thu 3,400 tỷ đồng và lãi sau thuế là 54 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 30% và 70% so với năm trước. Như vậy, so với kế hoạch, ROS chỉ mới thực hiện được 53% chỉ tiêu doanh thu và 4% kế hoạch lợi nhuận 2020.

Doanh nghiệp xây dựng có lãi giảm trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Chịu tác động kép từ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và chi phí nhân công cao khiến Lilama 5 (HNXLO5) báo lỗ kỷ lục 56 tỷ đồng trong năm 2020, nâng tổng lỗ lũy kế lên gần 90 tỷ đồng (tính đến 31/12/2020).

Hay như khoản lợi nhuận của Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (HNXCTX) cũng “bay hơi” trong năm 2020 do doanh thu giảm khiến doanh nghiệp này chịu khoản lỗ 14 tỷ đồng (năm trước lãi ròng đạt 201 tỷ đồng).

Doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng trong năm 2021

VNDirect nhận định, vật liệu xây dựng sẽ là ngành được hưởng lợi lớn nhất trong xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng từ năm 2021.

Trong các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai, cao tốc Bắc - Nam là dự án đáng chú ý nhất. Theo ước tính của VNDirect, 40% vốn đầu tư công cho dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sẽ được giải ngân trong năm 2021, và 60% chi phí xây dựng (23.7 ngàn tỷ đồng) sẽ được phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu.

Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng sẽ là động lực tăng trưởng trong năm 2021. Việt Nam có thể được hưởng lợi theo kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của Trung Quốc. VNDirect kỳ vọng nhu cầu thép và xi măng cho lĩnh vực xây dựng hạ tầng sắp tới của Trung Quốc sẽ tăng đáng kể do quốc gia này đã phê duyệt và bắt đầu triển khai xây dựng hàng loạt dự án hạ tầng từ quý 2/2020.

Dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn tối thiểu đến giữa năm 2021, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu thép và xi măng vào Trung Quốc.

VNDirect cũng kỳ vọng tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ đạt 10-12% so với cùng kỳ trong năm 2021 (tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012-2019 là 14.9%) nhờ vào tăng tốc phát triển hạ tầng trong năm 2021 nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư công. Thêm nữa, thị trường bất động sản nhà ở sẽ nóng trở lại trong năm 2021 do lãi suất giảm và nguồn cung mới mở bán cao hơn.

Tiên Tiên

FILI