Nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% kiện Chủ tịch và Tổng Giám đốc PVE

Cho rằng việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 không có giá trị pháp lý, một nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% vốn điều lệ Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (UPCoM: PVE) đã nộp đơn khởi kiện Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty này ra tòa.

Nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% kiện Chủ tịch và Tổng Giám đốc PVE

Cho rằng việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 không có giá trị pháp lý, một nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% vốn điều lệ Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (UPCoM: PVE) đã nộp đơn khởi kiện Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty này ra tòa.

Các cá nhân bị tố cáo gồm ông Lê Hữu Bốn (Chủ tịch HĐQT), ông Đinh Văn Dĩnh (Thành viên HĐQT) và ông Tạ Đức Tiến – Người đại diện 18% vốn góp của PVN tại PVE có hành vi vi phạm, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhiều cổ đông khác.

Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (UPCoM: PVE) do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sở hữu 29% vốn điều lệ. PVE là nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát và quản lý dự án dầu khí cho khách hàng trong và ngoài PVN.

Là doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch UPCoM nhưng mãi tới tháng 4 năm nay, PVE mới thực hiện tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2020. Tuy nhiên, phải tới lần thứ 2, công ty mới đủ điều kiện tiến hành cuộc họp.

Trước khi Đại hội diễn ra, PVE bị phạt tền 100 triệu đồng vì không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) nhiều tài liệu như: Báo cáo tài chính (BCTC) quý 4/2019, BCTC năm 2019 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2019, Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, BCTC quý 1,2,3,4 năm 2020, Báo cáo tình hình quản trị công ty 06 tháng đầu năm 2020, BCTC bán niên năm 2020 đã được soát xét, BCTC năm 2020 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2020, BCTC quý 1/2021…

Sau đó, PVE đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, 2021, công bố các báo cáo tài chính bán niên 2021 đã soát xét, báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán. Tuy nhiên, công ty vẫn chậm nộp BCTC 3 năm liên tiếp và chưa khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết. Vì vây, cổ phiếu PVE cũng bị HNX duy trì diện hạn chế giao dịch.

Đại hội đồng cổ đông thường niên PVE năm 2021, 2022. Nguồn: PVE

Mới đây, nhóm cổ đông sở hữu 10.42% vốn PVE mà đại diện là ông Đỗ Văn Thanh có đơn tố cáo hành vi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của PVE là vi phạm pháp luật. Các cá nhân bị tố cáo gồm ông Lê Hữu Bốn (Chủ tịch HĐQT), ông Đinh Văn Dĩnh (Thành viên HĐQT) và ông Tạ Đức Tiến – Người đại diện 18% vốn góp của PVN tại PVE có hành vi vi phạm, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhiều cổ đông khác.

Ông Đỗ Văn Thanh cũng từng là Chủ tịch PVE (2008 - 2011) và Tổng giám đốc PVE (2011 - 06/2021). Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2021 và 2022 diễn ra ngày 30/06, ông Đỗ Văn Thanh đã bị miễn nhiệm Thành viên HĐQT.

Nhóm cổ đông do ông Đỗ Văn Thanh tố cáo việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.

Thứ nhất, PVE vi phạm thời hạn gửi thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm nhóm ông Thanh chỉ ra các nội dung họp chỉ được HĐQT thông qua 4 ngày trước khi diễn ra Đại hội (thông qua ngày 22/04, họp ngày 26/04) và không gửi đến cổ đông. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thông báo mời họp và các tài liệu họp phải được gửi chậm nhất 21 ngày trước khi khai mạc.

Thứ hai, HĐQT vi phạm thời hạn kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp. Theo đó, ngày 25/04, ông Tạ Đức Tiến - Người đại diện 18% vốn góp của PVN tại PVE gửi kiến nghị bổ sung vào chương trình Đại hội diễn ra vào 13h ngày 26/4 với nội dung “miễn nhiệm một thành viên HĐQT độc lập của PVE đang còn đương nhiệm”. Chưa đầy một ngày sau (lúc 11h ngày 26/4), HĐQT triệu tập cuộc họp (chỉ mời 2/5 thành viên HĐQT) thống nhất theo nội dung kiến nghị của ông Tạ Đức Tiến. Trong khi quy định luật là Chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập họp HĐQT phải gửi thông báo mời họp chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc.

Thứ ba, nhóm ông Thanh chỉ ra HĐQT ban hành Thư mời họp, Biên bản họp, Nghị quyết, Tờ trình... vào ngày 26/04 có nhiều điểm bất thường. Theo đó, tại ngày 26/04, HĐQT PVE có 5 người nhưng chỉ ông Lê Hữu Bốn, Chủ tịch HĐQT họp cùng ông Đinh Văn Dĩnh, Thành viên HĐQT. Ba thành viên còn lại (ông Đỗ Văn Thanh, ông Lê Thái Thanh, ông Fong Nyuk Loon (thành viên độc lập) không được mời và không tham dự. Tuy vậy, HĐQT vẫn ra nghị quyết và tờ trình bổ sung nội dung cần thông qua vào Đại hội khi không có đủ 3/4 tổng số thành viên dự họp theo luật định.

Thứ 4, việc HĐQT miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT độc lập của ông Lê Thái Thanh chỉ dựa vào lý do theo Giấy kiến nghị của ông Tạ Đức Tiến là không đúng sự thật và không đúng quy định pháp luật. Lý do ông Tiến kiến nghị bãi miễn là Thành viên HĐQT độc lập chịu trách nhiệm cùng với HĐQT về việc không hoàn thành nghĩa vụ quản trị PVE trong việc chậm ban hành BCTC năm 2019 và đến nay cũng chưa có BCTC các năm 2020, 2021; Chậm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020; Chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020, 2021; PVE không còn là công ty niêm yết nên không bắt buộc phải có thành viên HĐQT độc lập. Nhóm ông Thanh còn cho rằng, với lý do trên, người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc chứ không phải bất cứ thành viên HĐQT nào khác.

Do đó, nhóm cổ đông Đỗ Văn Thanh nộp đơn khởi kiện các ông Tạ Đức Tiến - Người đại diện 18% vốn chủ sở hữu của PVN tại PVE; ông Lê Hữu Bốn - Chủ tịch HĐQT; ông Ngô Ngọc Thường - Tổng giám đốc; ông Đinh Văn Dĩnh các về các hành vi trên lên Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè, TP HCM, đề nghị hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2020 do không có giá trị pháp lý.

Phương Châu

FILI