Những cổ phiếu ‘miễn nhiễm’ với COVID-19

Dịch COVID-19 bùng phát mạnh sau Tết Nguyên đán khiến giá nhiều cổ phiếu lao dốc. Thế nhưng, vẫn có những mã cổ phiếu đi lên bất chấp dịch.

Những cổ phiếu ‘miễn nhiễm’ với COVID-19

Dịch COVID-19 bùng phát mạnh sau Tết Nguyên đán khiến giá nhiều cổ phiếu lao dốc. Thế nhưng, vẫn có những mã cổ phiếu đi lên bất chấp dịch.

Từ ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán (29/01) đến hết 13/03, tổng cộng 33 phiên, 10 cổ phiếu (cp) sau đây có mức tăng giá nhiều nhất, từ 53-280%, ‘lơ’ luôn ảnh hưởng của dịch. Nhiều mã trong số này có thanh khoản khá cao.

Trong 33 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu của CTCP GAB (HOSE: GAB) tăng hơn 280%, là cổ phiếu có mức tăng giá nhiều nhất. GAB giao dịch ở 137,400 đồng/cp lúc đóng cửa ngày 13/03.

Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch là cổ đông lớn thứ hai của GAB, với tỷ lệ sở hữu 8.99%. Từ một nhà sản xuất gạch Tuynel, trong vòng nửa năm sau khi niêm yết cổ phiếu, GAB lần lượt công bố những dự án, kế hoạch mới trong các lĩnh vực bất động sản, năng lượng.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

  • Khai giảng: 18/03/2020 (Tp.HCM)
  • Giảng viên: CMT-Charterholder

🖰  Xem ưu đãi tại đây

Ngày 04/03, ông Quyết mua vào 1.1 triệu cp GAB, tương ứng 7.97% vốn điều lệ, chính thức trở thành cổ đông lớn của GAB. Sau khi giao dịch hoàn tất, tổng số cổ phần mà ông Quyết cùng người có liên quan nắm giữ là 2.34 triệu cp GAB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 16.96%.

Cổ phiếu tăng giá nhiều thứ hai là Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (HOSE: AMD), với mức tăng gần 127%. AMD đã tăng trần 10 phiên liên tiếp gần nhất. Một thông tin công bố ngày 02/03 cho biết AMD đang có chủ trương sáp nhập vào GAB.

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) cũng tăng mạnh hơn 124%. Đáng chú ý, QCG đã tăng trần 12 phiên liên tiếp gần nhất.

Năm 2019, QCG ghi nhận lợi nhuận trước thuế 99 tỷ đồng, giảm 7% so năm trước, chỉ thực hiện được khoảng 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Thực tế, QCG đã 4 năm liên tiếp không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Sau cuộc gặp của UBND TPHCM và các doanh nghiệp bất động sản vào cuối tháng 2 vừa qua, có thể nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự chuyển mình của QCG trong năm 2020.

Cổ phiếu của Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) tăng gần 104%. YEG tăng giá sau khi xuất hiện thông tin về cổ đông chiến lược mới ngày 11/02.

Theo báo cáo gửi đến UBCKNN và Sở GDCK TP HCM (HOSE), bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và cũng là ái nữ của nhà sáng lập Trần Quí Thanh, đã mua 6.05 triệu cp YEG từ ngày 17-19/02. Tổng giá trị của thương vụ này gần 300 tỷ đồng. Trước đó, bà Phương đã nắm giữ 708,410 cp YEG, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2.26%. Sau khi giao dịch kết thúc, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát sở hữu đến 21.61% cổ phần YEG và trở thành cổ đông lớn thứ hai tại đây (Chủ tịch  Nguyễn Ảnh Nhượng Tống sở hữu 25.52%).

Dù bà Phương cho biết, trong các báo cáo giao dịch cổ phiếu, đây là khoản đầu tư cá nhân nhưng thị trường có vẻ đang ngóng bước ngoặt lớn giúp Yeah1 thoát khỏi giai đoạn kinh doanh ảm đạm hậu khủng hoảng mạng đa kênh - Youtube.

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) tăng gần 81%. Gần đây, SHB liên tục ‘tỏa sáng’ khi góp phần kéo chỉ số HNX-Index.

Sau khi phát hành 251 triệu cp để trả cổ tức, vốn điều lệ của SHB tăng từ 12,036 tỷ đồng lên hơn 14,550 tỷ đồng. NHNN cũng đã ban hành văn bản chấp thuận SHB tăng vốn điều lệ hơn 3,000 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Từ việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng, SHB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5,500 tỷ đồng lên hơn 17,500 tỷ đồng (tương đương tăng hơn 45%). Mục đích tăng vốn của SHB nhằm đạt chuẩn Basel II vào năm 2020.

Cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất trang phục chống dịch Tổng CTCP Y tế DANAMECO (HNX: DNM) tăng hơn 76%. DNM là nhà sản xuất khẩu trang, găng tay, mặt nạ thở oxy, trang phục chống dịch… nên việc kinh doanh được hưởng lợi trực tiếp từ dịch COVID-19.

Cổ phiếu này đặc biệt tăng mạnh sau khi thị trường giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khoảng thời gian thị trường phản ứng mạnh với thông tin dịch bệnh. Song song đó, giá cổ phiếu DNM ghi nhận diễn biến tích cực trong thời gian qua.

Năm 2019, DNM đạt doanh thu thuần hơn 356 tỷ đồng và lãi ròng 8.7 tỷ đồng - đều gấp gần 2.2 lần năm trước. Kết quả tích cực năm 2019 chấm dứt chuỗi sụt giảm giai đoạn 2016-2018.

Các cổ phiếu tăng giá mạnh tiếp theo là Du lịch Dầu khí Phương Đông (HNX: PDC), Xuất nhập khẩu Petrolimex (HOSE: PIT), VICEM Bao bì Hải Phòng (HNX: BXH)Nông dược H.A.I (HOSE: HAI) với mức tăng từ 53-63%.

Gia Nghi

FILI