Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/06: VN-Index tạo cây nến Spinning Top

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/06/2021, VN-Index tạo mẫu hình nến Spinning Top chứng tỏ bên mua và bên bán đang khá cân bằng. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đã vượt trên 50% phiên trước đó.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/06: VN-Index tạo cây nến Spinning Top

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/06/2021, VN-Index tạo mẫu hình nến Spinning Top chứng tỏ bên mua và bên bán đang khá cân bằng. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đã vượt trên 50% phiên trước đó.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/06/2021, VN-Index tạo mẫu hình nến Spinning Top chứng tỏ bên mua và bên bán đang khá cân bằng. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đã vượt trên 50% phiên trước đó.

Chỉ số đang test lại đỉnh cũ liền kề. Nếu vượt hoàn toàn vùng này thì chỉ số sẽ có thể tiến lên test lại vùng 1,390-1,410 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 100%).

Trái ngược với chỉ báo Stochastic Oscillator, chỉ báo MACD đã tiếp tục sụt giảm sau khi tiến gần đường signal chứng tỏ rủi ro vẫn còn. Trendline tăng ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/06/2021, HNX-Index tiếp tục đi ngang với mẫu hình nến gần giống Doji. Cùng với đó, chỉ báo Relative Strength Index và chỉ báo MACD tiếp tục suy giảm cho thấy rủi ro là vẫn còn.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đang cải thiện khi đã vượt 50% phiên trước chỉ trong buổi sáng cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch sôi động trở lại.

Hiện tại, vùng 290-300 điểm (đỉnh cũ tháng 04/2021 và đường SMA 50 ngày) vẫn đang là hỗ trợ gần nhất cho HNX-Index. Nếu vùng này vẫn trụ vững thì HNX-Index sẽ có khả năng tiến lên test vùng kháng cự 330-340 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 100%).

GVR - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP

Trong phiên sáng ngày 16/06/2021, giá cổ phiếu GVR tiến gần vùng đỉnh cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 34,000-35,000). Tại đây cũng có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Projection 50%. Nếu vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố.

Nhà đầu tư có thể canh mua một phần ở thời điểm hiện tại và mở hoàn toàn vị thế nếu GVR vượt hoàn toàn vùng đỉnh cũ tháng 01/2021. Mục tiêu của nhịp tăng này sẽ là ngưỡng Fibonacci Projection 100% (tương đương vùng 45,000-47,000). Để đạt được mục tiêu này thì GVR sẽ phải vượt qua thử thách tại ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%.

Giá cổ phiếu hiện đang bám sát được Upper Band nên tình hình đang rất khả quan. Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đều đang duy trì những tín hiệu tích cực qua đó càng cùng cố cho đà tăng của cổ phiếu. Khối lượng giao dịch tăng cao (xấp xỉ mức trung bình 20 phiên chỉ trong buổi sáng) cho thấy dòng tiền đang quay lại cổ phiếu này.

NHH - CTCP Nhựa Hà Nội

Trong phiên giao dịch sáng ngày 16/06/2021, đà hồi phục của NHH tiếp tục gặp khó tại đường SMA 50 ngày. Nếu vượt được đường này thì triển vọng của cổ phiếu sẽ càng tích cực.

Chỉ báo Relative Strength Index tiếp tục tăng và vượt ngưỡng 50. Cùng với đó, chỉ báo MACD đang tiến gần ngưỡng 0. Trong trường hợp chỉ báo vượt được ngưỡng này thì tình hình sẽ càng lạc quan.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên giảm dần cho thấy nhà đầu tư đang khá thận trọng. Trong trường hợp cổ phiếu trở lại điều chỉnh thì trendline dài hạn (bắt đầu từ tháng 04/2020) sẽ là hỗ trợ quan trọng cho NHH.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế khi giá cổ phiếu vượt lên trên đường SMA 50 ngày với mục tiêu dài hạn là vùng 85,000-81,000 (đỉnh cũ tháng 02/2021). Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên chủ động đóng vị thế khi cổ phiếu này bất ngờ giảm mạnh và phá vỡ trendline dài hạn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI