Tăng thu ngoài lãi, MSB báo lãi quý 3 tăng 46%

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) báo lãi trước và sau thuế quý 3 tăng 46% so với cùng kỳ, đạt 1,009 tỷ đồng và 810 tỷ đồng nhờ nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh.

Tăng thu ngoài lãi, MSB báo lãi quý 3 tăng 46%

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSEMSB) báo lãi trước và sau thuế quý 3 tăng 46% so với cùng kỳ, đạt 1,009 tỷ đồng và 810 tỷ đồng nhờ nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh.

Theo BCTC hợp nhất, tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 1,627 tỷ đồng.

Lãi thuần từ dịch vụ tăng 46%, đạt 251 tỷ đồng chủ yếu nhờ phí dịch vụ đại lý bảo hiểm.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thu về khoản lãi gần 191 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi gần 5 tỷ đồng.

Trong quý, MSB tăng 50% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trích gần 589 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế tăng 46%, đạt hơn 1,009 tỷ đồng và gần 810 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng chỉ tăng 17% dự phòng rủi ro tín dụng, dành ra hơn 1,032 tỷ đồng, do đó, lãi trước và sau thuế gấp 2.5 lần cùng kỳ, ghi nhận 4,128 tỷ đồng và 3,288 tỷ đồng.

Như vậy, nếu so với kế hoạch lãi trước thuế tăng trưởng 30% cho năm 2021, tương đương mức 3,250 tỷ đồng, MSB đã vượt 27% kế hoạch sau 9 tháng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2021 của MSB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 của MSB

Tổng tài sản tính đến cuối quý 3 đạt 195,513 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 24% (còn 1,682 tỷ đồng), cho vay TCTD khác gấp 4 lần (9,272 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 24% (97,996 tỷ đồng)…

Ở mảng cho vay, MSB tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ít rủi ro và có tiềm năng phát triển mạnh sau dịch như y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, xuất nhập khẩu...

Ngân hàng cũng đã tiến hành giảm lãi suất và cơ cấu thời gian trả nợ cho khách hàng theo Thông tư 14 của NHNN. Tính đến hết quý 3/2021, tổng số tiền lãi mà MSB đã giảm cho khách hàng là 93.5 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38,130 tỷ đồng cho 3,269 khách hàng.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 7% so với đầu năm, ghi nhận 94,002 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 21%, đạt 14,184 tỷ đồng, chủ yếu tăng kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Nhờ các dịch vụ Ngân hàng điện tử được đẩy mạnh trong giai đoạn dịch bệnh nên tỷ lệ CASA của MSB tiếp tục duy trì ở mức 29,202 nghìn tỷ trong quý 3, chiếm tỷ lệ 31.07% trên tổng tiền gửi và ký quỹ, tăng hơn 54% so với cùng kỳ. Ngân hàng đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng hướng đến mốc 40 nghìn tỷ đồng CASA năm 2023.

Trong 9 tháng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chuyển từ âm 5,600 tỷ đồng sang dương 1,846 tỷ đồng, chủ yếu do tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tăng các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác, giảm các khoản kinh doanh chứng khoán, tăng tiền gửi của khách hàng…

Một số chỉ tiêu tài chính của MSB tính đến 30/09/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 của MSB

Chi phí được kiểm soát với chỉ số CIR ở mức 32.7%. Chỉ số ROAA và ROAE (tính đến 30/09/2021) của 4 quý gần nhất tương ứng đạt 3.14% và 20.83%. 

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) 9 tháng đầu năm của MSB theo Thông tư 41 ở mức 11.2%.

Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/09/2021 tăng 22% so với đầu năm, ghi nhận gần 1,907 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm, đạt 1.95%.

Chất lượng nợ vay của MSB tính đến 30/09/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 của MSB

Hàn Đông

FILI