Thanh khoản có thể về mức 20 ngàn tỷ đồng vào quý 1 năm sau

Đó là dự báo của ông Thân Trung Liệt - Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI chia sẻ bên lề tại lễ khai trương phong giao dịch sáng ngày 21/09.

Thanh khoản có thể về mức 20 ngàn tỷ đồng vào quý 1 năm sau

Đó là dự báo của ông Thân Trung Liệt - Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI chia sẻ bên lề tại lễ khai trương phong giao dịch sáng ngày 21/09.

Ông Thân Trung Liệt – Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI

Nhận định về thị trường hiện nay, ông Liệt đánh giá nhịp điều chỉnh là cần thiết sau giai đoạn tăng nóng, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp củng cố nội tại.

Thanh khoản thị trường hiện tại đã rất thấp hơn đầu năm 2022 và 2021, từ 30 ngàn tỷ đồng về quanh 12 - 15 ngàn tỷ.

Có nhiều nguyên nhân tác động tới thanh khoản, thứ nhất là thị trường điều chỉnh thì thanh khoản sẽ sụt giảm nhiều hơn so với bình thường. Đặc biệt, nhà đầu tư cá nhân sẽ ít tham gia trong giai đoạn điều chỉnh.

Thứ hai là do chu kỳ thanh toán T+ mới, nhà đầu tư đang chờ buổi chiều. Ban đầu kỳ vọng là thanh khoản sẽ tăng nhưng thời gian đầu áp dụng thì nhà đầu tư chưa quen dẫn tới thay đổi hành vi giao dịch. Cổ phiếu về tài khoản trong buổi chiều rất nhiều nên họ có xu hướng đợi đến chiều mới hành động. Từ đó nhà đầu tư tập trung vào buổi chiều, vô hình chung mất đi phiên sáng. Một vài tháng nữa nhà đầu tư sẽ quen và không quan tâm nhiều tới chu kỳ thanh toán mới.

Vị chuyên gia nhận định để thanh khoản tăng trở lại thì trước hết vĩ mô cần ổn định. Tiếp đó là nhà đầu tư làm quen với chu kỳ thanh toán mới. Đặc biệt cơ quan quản lý phải nghiên cứu cơ chế rút ngắn chu kỳ thanh toán thực sự.

Ông Liệt dự đoán có thể quý 1 năm sau thanh khoản có thể tăng lại 20 ngàn tỷ đồng một phiên. Đây là mức hợp lý và rất đẹp để phục vụ mục tiêu dẫn vốn vào nền kinh tế thông qua kênh chứng khoán.

Khuyến nghị chiến lược cho nhà đầu tư, ông Liệt nhận định xu hướng chung của thị trường là điều chỉnh, tuy nhiên, trong đó vẫn có ngành, doanh nghiệp tăng trưởng dẫn tới cổ phiếu tăng rất tốt so với thị trường chung. Theo kiểu phân tích đi bottom-up, tìm ngành đi ngược thị trường, có kế hoạch quản trị rủi ro như phân bổ tỷ trọng hoặc dùng phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2022 có nhiều sự kiện không mong muốn trên thị trường dẫn tới ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Theo ông Liệt, cơ quan Nhà nước nên giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, rà soát kiểm soát định kỳ nếu phát hiện có bất thường thì phải xử lý kịp thời để xảy ra vụ việc lớn ảnh hưởng tới nhà đầu tư.

Đồng thời, phía cơ quan Nhà nước nên nghiên cứu rút ngắn chu kỳ thanh toán để đạt các tiêu chí nâng hạng thị trường.

Chí Kiên

FILI