Chứng khoán | 12/10/2021

Có nên làm môi giới chứng khoán?

Với vai trò quan trọng huyết mạch của nền kinh tế, thị trường chứng khoán vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Môi giới cũng là một phần tất yếu và ngày càng phát triển và đổi mới của thị trường, đặc biệt là chuyển mình mạnh mẽ trong thế kỷ của công nghệ thông tin và số hóa kết nối. Trong bài này, DNSE sẽ giúp bạn tìm hiểu về nghề môi giới nhằm phần nào trả lời cho câu hỏi của các bạn trẻ: Có nên làm môi giới chứng khoán?

Thị trường tài chính thế giới đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài với các thị trường lớn và thị trường Việt Nam với hơn 20 năm phát triển đang dần dần hoàn thiện và mở rộng đóng vai trò lớn tạo nguồn lực cho phát triển nền kinh tế. Với đặc tính biến động và đa dạng thông tin, trải qua những thời kỳ non trẻ, nhiều hạn chế của thị trường, nhiều lớp nhà đầu tư đã mất niềm tin, kiên nhẫn của sự phát triển của thị trường và đôi khi đánh đồng với sự “đỏ đen”. Đặc biệt hơn, khi với các nhà đầu tư điều đầu tiên mà họ tiếp cận với thị trường là nhân viên môi giới. Cũng vì thế nhân viên môi giới được cho là mọi lý do cho sự tồn tại của thị trường và được mất của nhà đầu tư đó.

Có nên làm môi giới chứng khoán không?
Có nên làm môi giới chứng khoán không?

Môi giới chứng khoán là gì?

Theo khoản 29 và 32, Điều 4 Luật chứng khoán sửa đổi năm 2019 quy định:

  • Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
  • Môi giới chứng khoán có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân đứng ra đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Hiện nay, các môi giới trên thị trường chứng khoán thường làm công việc tư vấn đầu tư chứng khoán trong khi nghiệp vụ môi giới chứng khoán thường là nghiệp vụ dành cho các công ty tổ chức và dành cho các khách hàng lớn. Điều này cũng xuất phát từ sự phát triển của công nghệ và app giao dịch giúp nhà đầu tư cá nhân có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi và dễ thao tác.

Lợi ích của môi giới chứng khoán?

Lợi ích của môi giới chứng khoán là gì?
Lợi ích của môi giới chứng khoán là gì?

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Tham gia thị trường đòi hỏi nhà đầu tư mới trải qua các giai đoạn tìm hiểu thị trường, tìm hiểu cách giao dịch tìm hiểu các phương pháp đầu tư cũng như tìm kiếm thông tin thị trường, doanh nghiệp. Điều này sẽ làm tiêu tốn thời gian, chi phí và quá tải nếu nhà đầu tư không tiếp cận hợp lý và từng bước đúng cách.

Nhân viên môi giới trong trường hợp này với quá trình trải nghiệm và thời gian tìm hiểu và được đào tạo cũng sẽ là nhân tố giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp cận đầu tư. Điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu cần lựa chọn được nhân viên môi giới có kinh nghiệm và tư duy, phương pháp chuẩn mực và đúng đắn cùng đạo đức nghề nghiệp tốt. Một nhân viên môi giới tốt phải xuất phát từ khâu đào tạo tốt của các công ty chứng khoán cùng quá trình trau dồi kiến thức và nhận thức đúng đắn và giá trị – đạo đức của nghề môi giới, không thể xuất phát từ việc tuyển dụng tràn lan chạy theo doanh số.

Với quá trình phát triển của nền tảng giao dịch trực tuyến cũng như hệ thống e- learning nhà đầu tư cũng giảm dần sự phụ thuộc vào môi giới so với giai đoạn trước nhưng tương tác trực tiếp và đồng hành thì nhân viên môi giới vẫn là sự lựa chọn của đa số nhà đầu tư.

Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả

Vượt qua các công việc hỗ trợ giao dịch đơn thuần như đặt lệnh, hỗ trợ chuyển tiền… các công việc mà hệ thống app giao dịch thông minh sẽ ngày càng làm tốt hơn nữa, môi giới chứng khoản đang dần trở nên cạnh tranh hướng tới trở thành các mentor (nhà tư vấn chiến lược) cho nhà đầu tư. Định vị hiện tại, giá trị của Broker đến từ việc tư vấn nhận định cổ phiếu thị trường một cách nhanh và chính xác từ đó giúp khách hàng định hướng và hướng tới hiệu quả giao dịch đầu tư và giảm thiểu các rủi ro.

Việc tổng hợp cập nhật thông tin về chứng khoán tài chính đầu tư cũng được các nền tảng thông tin kinh tế (báo kinh tế tài chính, bản tin công ty chứng khoán…) thực hiện ngày càng đầy đủ và đa chiều. Điểm khách biệt của Broker đem đến cho khách hàng chính là tư duy đầu tư và độ nhạy cảm thị trường mà hệ thống công nghệ không thực hiện được. Điều này cũng đòi hỏi quá trình rèn luyện và năng lực của từng môi giới chứng khoán.

Kỹ năng cần có của một môi giới chứng khoán

Các công việc thường ngày của một broker là:

  • Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng
  • Tư vấn mua bán cổ phiếu:
  • Nhận định tình hình thị trường
  • Phân tích tình hình và đưa ra lời khuyên đầu tư phù hợp

Các công việc này yêu cầu cần có bộ kỹ năng như sau:

Kỹ năng truyền thông

Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, người môi giới đóng vai trò quyết định mở rộng duy trì tập khách hàng cho chính họ và công ty chứng khoán. Để có thể thực hiện giá trị cốt lõi này họ cần xây dựng được phong cách hình ảnh thương hiệu cá nhân riêng. Điều này không chỉ giúp thu hút khách hàng tiềm năng và còn thể hiện được tính chuyên nghiệp của dịch vụ tài chính nơi con người đóng vai trò quyết định trong các quyết định đầu tư.

Kỹ năng truyền thông cũng giúp người môi giới xây dựng các kênh thông tin truyền tải, sản phẩm phù hợp qua đó nâng cao trải nghiệm của nhà đầu tư. Điều này đặc biệt là thiết yếu trong xu hướn kết nối mạng xã hội và cá nhân hóa trải nghiệm và trong lĩnh vực giàu tính cảm nhận cá nhân như tài chính.

Kỹ năng giao tiếp

Các sản phẩm đầu tư vấn đầu tư ngày càng đa dạng với đa dạng nhu cầu đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân. Việc thấu hiểu tình hình tài chính cũng như tâm lý đầu tư của  mỗi kiểu khách hàng là điều quan trọng đóng vai trò giúp khách hàng tránh trường hợp rủi ro trong đầu tư. Điều này giúp nhân viên môi giới hình thành cách hướng dẫn đầu tư phù hợp cho từng khách hàng để tránh sự không đồng nhất trong hành vi và nhận thức đầu tư, thứ dẫn đến tình huống có rủi ro cao cho khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp cũng giúp nhân viên môi giới hình thành mạng lưới cộng sự trong nghề tạo ra môi trường học hỏi hỗ trợ không ngừng, điều đặc biệt quan trọng trong thị trường đa dạng thông tin và đa chiều trong góc nhìn ngắn và dài hạn.

Kỹ năng tổng hợp khai thác và phân tích thông tin

Môi trường kinh doanh luôn biến đổi từng ngày. Mỗi thông tin có thể tác động đến kết quả đầu tư . Người môi giới cần nắm bắt các thông tin và lựa chọn các thông tin trọng yếu để gửi tới khách hàng. Mức độ và chính xác của thông tin tạo nên lợi thế riêng biệt của mỗi nhà môi giới hình thành nên các lĩnh vực thế mạnh đặc trưng. Các thông tin này có thể là tình hình kinh tế xã hội, kinh doanh tài chính của doanh nghiệp hoặc xu hướng ngành nghề,… có thể tổng hợp từ mạng xã hội, nguồn dữ liệu chuyên biệt, quan sát thực tiễn và trao đổi qua giao tiếp.

Để phục vụ nâng cao hiệu quả cho mục tiêu này, nhà môi giới ngày nay cần phát triển các kỹ năng tin học văn phòng (Word, Excel, Powpoint) đồng thời có thể mở rộng các ứng dụng khác.

Kỹ năng nắm bắt cơ hội đầu tư

Đa số các nhà đầu tư có ít trải nghiệm và thông tin để đánh giá các cơ hội trên thị trường. Bên cạnh việc hướng dẫn tiếp cận và cung cấp các thông tin, các nhà đầu tư thường cần được đưa ra các khuyến nghị mua bán. Hiệu suất các kết quả khuyến nghị cũng thường được coi là một tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá nhân viên môi giới khi các thang đo và giá trị dịch vụ khác khó đo lường.

Điều này là kết quả từ một chuỗi đánh giá từ thông tin, thị trường đến kinh doanh cần có những lý lẽ chắc chắn. Để đưa ra các quyết định này, ở một khía cạnh khác nhà môi giới cần cân đo giữa các yếu tố định tính và định lượng, chịu áp lực tâm lý và cần có lập trường mạnh mẽ, hành động quyết liệt.

Kỹ năng cân bằng

Thị trường tài chính là thị trường vận động không dừng và kéo theo sự biến đổi cảm xúc liên tục của nhà đầu tư. Nhà môi giới thường theo dõi thị trường và tiếp nhận trực tiếp với với các cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực từ khách hàng. Không chỉ chịu áp lực doanh số từ công ty chứng khoán, áp lực tâm lý thị trường cũng thường làm tiêu hao nhiêu năng lượng. Việc cân bằng giữa các mục tiêu: doanh thu và chất lượng dịch vụ, công việc thường nhật và phát sinh từ khách hàng, kỹ năng cá nhân và hỗ trợ khách hàng, làm đúng và hiệu quả nhất thời,…

Kỹ năng cân bằng là vô cùng cần thiết giúp nhà môi giới duy trì được năng lượng đem đến chất lượng dịch vụ tốt lâu dài cho khách hàng, đảm bảo doanh số kỳ vọng và nâng cao năng lực cá nhân.

Thuận lợi và khó khăn khi theo đuổi nghề môi giới chứng khoán

Khó khăn của nghề môi giới chứng khoán

Yêu cầu khắt khe

Tôi phải thừa nhận một điều rằng nghề môi giới chứng khoán là một ngành nghề khắc nghiệt và đặc thù. Không có thống kê cụ thể nhưng mức độ chuyển đổi từ môi giới chứng khoán sang làm nghành nghề khác hay chuyển thành nghề phụ trợ theo quan sát của tôi là khá cao. Điều này một phần do tính cạnh tranh ngày càng cao do xu hướng phổ cập thông tin, ứng dụng công nghệ và tính đào thải cao khi các công ty tập trung vào doanh số nhiều hơn.

Để có đủ các kỹ năng cơ bản hành nghề môi giới (chưa kể phải có chứng chỉ hành nghề chính thức) các nhân viên môi giới cần có quá trình được đào tạo trải nghiệm trong vòng 5- 6 tháng. Nếu như chính bạn còn chưa hiểu các thuật ngữ cơ bản cách phân tích cơ hội đầu tư thì bạn không thể tư vấn cho khách hàng đầu tư với rủi ro thấp được. Khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn chờ đợi năng lưc bạn gia tăng khi thị trường luôn vận động. Trong giai đoạn này nhân viên môi giới vừa phải học vừa phải có định hướng doanh số mà mức lương ban đầu rất thấp. Đây chính là giai đoạn rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ tiếp cận nghề này, ngành nghề đặc thù với yếu tố con người.

Áp lực công việc

Cũng tương tự như nghề Sales, lương của nhân viên môi giới chứng khoán cũng bao gồm lương cứng và phần phí tư vấn dựa theo doanh thu khách hàng giao dịch. Hiện nay, mức lương cứng của nhân viên môi giới chứng khoán dao động từ 4 đến 8 triệu đồng/tháng.  Điều này có nghĩa là các cải thiện về thu nhập thường luôn đi kèm với sự cải thiện về giao dịch của khách hàng, thứ đến từ quy mô vốn của tập khách hàng và tần suất giao dịch.

Tần suất giao dịch thường không đi kèm với hiệu quả. Với những nhà môi giới chưa có kinh nghiệm, giao dịch tần suất cao có thể tạo ra nhiều áp lực tâm lý, bóp méo phương pháp đầu tư và dẫn đến rủi ro cho khách hàng.

Quy mô khách hàng lớn cũng dần tạo nên các áp lực tâm lý và gia tăng trách nhiệm tư vấn với khách hàng cho nhà môi giới.

Các báo cáo phân tích của nhà môi giới cần có sự độc lập và khách quan tránh những thông tin do tác động từ các mục đích của cá nhân tổ chức nào đó.

Đối mặt với các rào cản ban đầu về thu nhập, tránh bị thu hút bởi mức phí hoa hồng, nhà môi giới không chỉ cần kiên trì và cần đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp lớn. Mỗi sự thiếu xót đều có thể phải trả giá là tài sản của khách hàng và thường bao gồm các mối quan hệ thân hữu của nhà môi giới đó.

Nâng cao năng lực bản thân

Với nhu cầu liên tục mở rộng về tập khách hàng và giá trị giao dịch, nhà môi giới cần có những bước tiến để đi khỏi vùng “rào cản vực thẳm” để nâng cao năng lực tài chính và duy trì tầm nhìn giá trị của nghề môi giới với xã hội. Thời gian để vượt qua rào cản này có thể ngắn, dài tùy năng lực và xác định mục tiêu nghề nghiệp của từng nhà môi giới.

Thuận lợi của nghề môi giới chứng khoán

Điểm thuận lợi của công việc môi giới là bạn có thể tiếp cận được các kênh đầu tư và tích lũy các kinh nghiệm trong thời gian dài và có thể  hình thành cách sử dụng các nguồn lực vốn hiệu quả trong tương lai bằng cách gia tăng thu nhập tự đầu tư. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin đa ngành và mở rộng giao tiếp cũng giúp bạn tiếp cận thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Với các môi giới tạo dựng được các tập khách hàng trung thành và lớn, các khoản phí tư vấn (từ phí giao dịch và có thể ngoài phí) cũng là khoản thu nhập cao. Mức phân chia tỉ lệ hoa hồng phổ biến trên thị trường hiện nay là 25% – 75%, tức là nếu công ty thu về được 100 triệu đồng thì nhân viên nhận được 25 triệu đồng và công ty hưởng 75 triệu đồng (các công ty còn phải nộp một tỷ lệ nhất định trích từ phí môi giới cho Sở giao dịch chứng khoán theo quy định). Một số công ty áp dụng tỉ lệ 30% – 70% để thúc đẩy nhân viên tìm kiếm khách hàng, thậm chí có công ty đã áp dụng tỉ lệ 35% – 65%.

Nhà môi giới chứng khoán có thể phát triển đa dạng kỹ năng: từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng phân tích – tổng hợp, kỹ năng marketing… điều này tạo ra sự đa dạng trong trải nghiệm và phong phú trong tiếp cận cơ hội nghề nghiệp.

Có nên làm nghề môi giới chứng khoán?

Nghề môi giới vẫn luôn đem lại giá trị lớn thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Với những đặc điểm cùng khó khắn – thuận lợi, các bạn cần xác định rõ ràng sự phù hợp của bản thân với ngành nghề.

Luôn có những thành quả chờ đợi khi bạn kiên trì trên con đường tạo dựng giá trị trên con đường nghề nghiệp nhiều thử thách này bởi vì “Nghề chọn người còn người chọn kiên trì với nghề”.

share facebook

Bài viết liên quan