Tự do tài chính | 26/02/2023

4 phương châm làm giàu của “Vua thép Hoa Kỳ” Andrew Carnegie

Hành trình sự nghiệp của Carnegie đi từ hai bàn tay trắng trở thành người đàn ông nắm trong tay đế chế thép khổng lồ. Cuộc đời và những triết lý kinh doanh mà ông để lại là bài học quý giá cho các bạn trẻ trên con đường sự nghiệp. Cùng DNSE tìm hiểu 4 phương châm làm giàu của Andrew Carnegie qua bài viết sau nhé. 

Những triết lý làm giàu của bậc thầy kinh doanh Andrew Carnegie
Những triết lý làm giàu của bậc thầy kinh doanh Andrew Carnegie 

Andrew Carnegie là ai?

“Vua thép” Andrew Carnegie (1835-1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland. Ông từng giữ vị trí người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới. Sự nghiệp của ông đã đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất thép Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ 19.

Tiểu sử Andrew Carnegie

Tiểu sử Andrew Carnegie
Tiểu sử Andrew Carnegie

Andrew Carnegie sinh ngày 25/11/1835 tại thị trấn Dunfermline, Scotland. Năm 1848, gia đình ông di cư sang Hoa Kỳ. Carnegie khởi nghiệp từ công việc đầu tiên là công nhân sản xuất ống chỉ, thợ vệ sinh tới nhân viên đưa tin. Nhờ sự tận tụy trong công việc và thái độ cống hiến hết mình, ông được cất nhắc trở thành thư ký riêng của Tổng giám đốc đường sắt Thomas A. Scott. Công việc này đã trở thành bước đệm để Carnegie học hỏi về các khoản đầu tư và cách vận hành doanh nghiệp. 

Những năm 1861-1865, nội chiến giữa Liên bang miền Bắc và Liên minh miền Nam nổ ra. Carnegie nhận thấy rằng đất nước cần một cuộc đại tu cơ sở hạ tầng. Với niềm tin đó, ông dành toàn bộ số tiền tích lũy để thành lập một nhà máy sản xuất thép. Công ty của ông nhanh chóng kiểm soát được thị trường kinh doanh sắt và thép trên khắp Hoa Kỳ. Lợi nhuận của công ty Thép Carnegie đạt mức cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ông tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà máy sản xuất gang, thép, than cốc và đầu máy xe lửa.

Kết thúc sự nghiệp rực rỡ của mình, Carnegie nghỉ hưu ở tuổi 65 và bán lại công ty cho J.P. Morgan. Ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội và quyên góp phần lớn tài sản cho các quỹ từ thiện, xây dựng các cơ cở giáo dục và tài trợ cho nghiên cứu khoa học,…

Phương châm làm giàu của Andrew Carnegie

4 phương châm làm giàu tâm đắc của Carnegie
4 phương châm làm giàu tâm đắc của Carnegie

1. Chỉ cần biết những gì cần biết

Theo Carnegie, tập trung vào mục tiêu và chỉ nên tìm hiểu những vấn đề cốt lõi của công việc là điều quan trọng. Đó là tư duy chiến lược của một nhà quản trị tầm cỡ. Mặc dù sở hữu nhiều nhà máy lớn, bản thân ông thừa nhận mình không hiểu quá nhiều về cơ chế của máy móc. Thay vào đó, ông tập trung vào việc khai thác và nhìn nhận năng lực của nhân viên. Qua đó kết hợp nguồn nhân lực xuất sắc để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Sự thành công của Carnegie là bài học cho việc cần xác định những gì cần biết về công việc của mình.

2. Chỉ sản xuất những gì tốt nhất

Thành công của Carnegie còn đến từ khả năng vượt qua khó khăn để cống hiến toàn bộ năng lượng cho công việc. Ông luôn đề cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc làm hài lòng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế khi cạnh tranh và cơ hội mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, Carnegie quản lý các nhà máy sản xuất một cách minh bạch. Nhà máy được đảm bảo sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn và luôn sẵn sàng chào đón thanh tra chính phủ.  

3. Tập trung vào chỉ một thứ

Đối với Carnegie, trong kinh doanh nên tập trung toàn lực vào chỉ một lĩnh vực mà bản thân hiểu rõ nhất. Đầu tư nguồn lực vào điều đó và cố gắng hết khả năng mới có thể bứt phá và và cạnh tranh với đối thủ trong ngành. Ông từng bộc bạch: “Tôi tin rằng con đường đúng để đạt được thành công ở bất kể ngành nào là trở thành người thông thạo trong ngành đó”. Hay “tôi quyết định tập trung vào sản xuất thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này”.

4. Thành thực quan tâm đến người khác

Trong sự nghiệp cũng như cuộc sống, Carnegie luôn quan tâm chân thành tới mọi người. Ông xây dựng tình bạn với các đối tác để thúc đẩy việc kinh doanh. Ngoài ra, Carnegie cũng rất chú trọng trong các mối quan hệ với nhân viên của mình. Ông đã xoa dịu được nhiều cuộc đình công nhờ các buổi gặp gỡ, trò chuyện và lắng nghe những khiếu nại của nhân viên.

Các quy tắc của tỷ phú Andrew

“Vua thép” đặt ra cho mình những nguyên tắc trong công việc và cuộc sống
“Vua thép” đặt ra cho mình những nguyên tắc trong công việc và cuộc sống
  • Xác định rõ mục tiêu để theo đuổi
  • Lên kế hoạch hành động hướng tới mục tiêu
  • Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu
  • Tin vào bản thân mình
  • Luôn chủ động làm việc mà không cần người khác nhắc nhở
  • Dám nghĩ lớn
  • Nhiệt tình cống hiến
  • Suy nghĩ chính xác
  • Tập trung và nỗ lực
  • Học hỏi từ thất bại

Kết luận

Trên đây là tiểu sử vua thép Hoa Kỳ Andrew Carnegie và những bài học kinh doanh nổi tiếng của ông. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về vị tỷ phú này và có được những lời khuyên cho hành trình sự nghiệp. Hãy theo dõi DNSE để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về kinh tế – tài chính nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phuong Thanh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan