Quản lý tài sản | 30/06/2023

8 lời khuyên tài chính cho sinh viên hữu ích nhất

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng của sinh viên. Biết cách cân đối tài chính càng sớm và phù hợp sẽ giúp các bạn chuẩn bị cho mình khả năng độc lập. Sau đây sẽ là 8 lời khuyên tài chính dành cho sinh viên, hãy tham khảo nhé!

8 lời khuyên về quản lý tài chính cho sinh viên hữu ích nhất
8 lời khuyên về quản lý tài chính cho sinh viên hữu ích nhất

Tạo ngân sách chi tiêu

Việc tạo ngân sách chính là bước đầu tiên để có thể bạn có thể đưa ra các quyết định thông minh nhất. Sở hữu một ngân sách tốt sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về thu nhập cũng như chi phí của bạn. Chưa kể, nó còn giúp bạn theo dõi số tiền mà bạn có và tiền của bạn đang đi đâu, có khoản nào phung phí không.

Trong trường hợp không có sẵn ngân sách, bạn có thể dễ dàng chìm sâu vào nợ nần. Sau đây sẽ là hướng dẫn để bạn có thể tạo ngân sách chi tiêu hiệu quả nhất:

  • Xác định thu nhập hàng tháng của bạn gồm: tiền lương, học bổng, tiền trợ cấp hoặc bất kỳ khoản thu nhập nào khác.
  • Lập danh sách các khoản chi tiêu hàng tháng, bao gồm các khoản tiêu dùng như: thực phẩm, điện thoại di động, sách giáo khoa, phí sinh hoạt, đi lại và tiền thuê nhà.
  • Hãy đảm bảo rằng giá cả được tính toán chính xác và bao gồm cả những khoản phí ẩn khác như: thuế, hoặc tiền phí phụ trội khi sử dụng các dịch vụ như Internet hoặc điện thoại.
  • Hoàn toàn có thể tiết kiệm từ khoản tiêu dùng hàng tháng bằng cách tìm kiếm các ưu đãi, giảm giá hoặc các sự kiện đặc biệt được thông tin trên Facebook, Shopee, TikTok,…. Ngoài ra, việc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính như: Mint hay Moneylover,… để theo dõi chi tiêu và dự đoán ngân sách trong tương lai. 

Đừng lạm dụng các khoản vay sinh viên

Đừng lạm dụng các khoản vay sinh viên
Đừng lạm dụng các khoản vay sinh viên

 Ngày nay các khoản vay này tương đối dễ dàng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể tùy tiện vay bất cứ khoản vay nào. 

Nếu bạn cần vay tiền để trang trải chi phí học tập, hãy tìm hiểu kỹ các tùy chọn vay và lựa chọn phương án phù hợp với tình hình tài chính của mình. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Việc vay nợ quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.

Vì bạn vẫn đang là sinh viên nên thay vì tìm đến các công ty tài chính, bạn hãy thử tìm đến ngân hàng chính sách xã hội hoặc các chương trình vay của ngân hàng kết hợp với trường bạn để được vay với lãi thấp hơn nhiều. 

Tiết kiệm càng sớm các tốt

Bắt đầu một tài khoản tiết kiệm chính là một ý tưởng vô cùng thông minh. Nó giúp bạn

có thể xây dựng một quỹ khẩn cấp để giúp bạn vượt qua những trường hợp khẩn cấp. Mở một tài khoản tiết kiệm ngay trong trường đại học cũng thấm nhuần thói quen sử dụng tiền thông minh sẽ giúp bạn trong tương lai.

Chỉ tiêu tiền vào những việc quan trọng

Hãy chi tiêu tiền vào những điều quan trọng
Hãy chi tiêu tiền vào những điều quan trọng

Không nên tiêu tiền thiếu suy nghĩ, không vung tiền mua sắm các tiêu sản hoặc những thứ chưa thực sự cần thiết. Nhiều bạn trẻ hiện nay thường có thói quen mua những vật dụng chỉ vì cảm thấy nó lạ mắt nhưng chỉ dùng một vài lần rồi lãng quên trong khi giá không hề rẻ.

Sự ham muốn sở hữu những thứ không thực sự cần thiết là một thói quen có hại cho nguồn tài chính của bạn. Lời khuyên ở đây là nếu bạn đang thích một món đồ nào đó, hãy bỏ nó vào giỏ hàng và để đó, nếu 2 tuần sau bạn vẫn cảm thấy việc mua nó là cần thiết thì lúc đó sẽ đặt hàng.

Xin học bổng

Học bổng chính là một nguồn tiền miễn phí cho số một cho sinh viên đại học. Và chắc chắn bạn phải nỗ lực và cố gắng để dành được nó. Những nỗ lực này sẽ hoàn toàn xứng đáng. Sẽ không có giới hạn nào về số tiền học bổng mà bạn có thể dành được.

Vậy nên nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao nhất thì nên tạo cho mình thói quen tìm kiếm và xin học bổng thường xuyên ngay trong thời gian học năm nhất. Ngoài ra, học bổng cũng là một cơ hội để các sinh viên gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên, các nhà tài trợ, đồng thời cũng có thể giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ trong ngành nghề của mình.

Làm việc bán thời gian

Nếu bạn có một vài giờ rảnh rỗi mỗi tuần thì việc đảm nhận một công việc bán thời gian sẽ hoàn toàn hợp lý với bạn. Thu nhập này sẽ dùng để trả các khoản vay hoặc trả tiền cho tất cả các giao dịch mua không cần thiết.

Tìm kiếm công việc parttime để trang trải chi phí cuộc sống
Tìm kiếm công việc parttime để trang trải chi phí cuộc sống

Không chỉ thế nó còn giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, quen với môi trường công sở, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, và kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, khi có kinh nghiệm sẽ giúp sinh viên cải thiện hồ sơ xin việc trong tương lai và tăng khả năng được tuyển dụng vào các vị trí công việc sau này.

Tận dụng ưu đãi giảm giá 

Thay vì mua sắm tại các cửa hàng bình thường, bạn nên tìm đến những cửa hàng có ưu đãi giảm giá cho sinh viên. Hầu hết các ưu đãi giảm giá đều có thời hạn nhất định, vì vậy nếu bạn tận dụng trong thời gian đó thì sẽ bỏ lỡ cơ hội để tiết kiệm chi phí.

Tập đầu tư từ khoản phí nhỏ nhất

Tập đầu tư từ những khoản phí nhỏ nhất
Tập đầu tư từ những khoản phí nhỏ nhất

Sinh viên nên bắt đầu tập đầu tư từ khoản phí nhỏ nhất vì nó giúp hình thành thói quen đầu tư sớm, tạo cơ hội tích lũy tài sản. 

Hơn nữa, vì đầu tư nhỏ nên bạn có thể dễ dàng chịu được rủi ro và sai lầm, đồng thời sinh viên có thể học hỏi từ những sai lầm này để cải thiện kỹ năng đầu tư của mình trong tương lai. 

Tập đầu tư từ khoản phí nhỏ nhất cũng giúp sinh viên tạo ra một tài khoản đầu tư dài hạn, giúp tiết kiệm và tăng trưởng tài sản theo thời gian.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn 8 lời khuyên tài chính cho sinh viên giá trị nhất, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai gần nhất.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thu Hằng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan