Bản tin thị trường | 23/11/2022

Bản tin thị trường ngày 23/11/2022: VN30 giảm sâu, NVL sẽ phải giải trình lần 3 vì sàn liên tục 15 phiên

VN30 tiếp tục đà giảm sâu; NVL và PDR bị cắt margin tạo áp lực bán mạnh.

Bản tin thị trường ngày 23/11
Bản tin thị trường ngày 23/11

Ngày 23/11: VN30 giảm sâu

Sau nhịp hồi tích cực cuối tuần trước, thị trường chứng khoán đã điều chỉnh với áp lực bán đè nặng lên nhóm vốn hóa lớn. VN30 mất tương đối nhiều điểm sau 2 phiên đầu tuần trong khi VN-Index chỉ giảm nhẹ dưới 1% mỗi phiên. Điều này khiến hiệu suất của VN30 ngày càng tệ hơn so với VN-Index.

Từ đầu năm, VN30 đã giảm hơn 38,4% trong khi VN-Index cũng chỉ giảm 36,45%. Đây là điều đáng tiếc khi VN30 là đại diện cho 30 cổ phiếu tiêu biểu và được đánh giá có chất lượng cao. Thông thường trong các giai đoạn sóng gió, nhóm cổ phiếu trụ được kỳ vọng sẽ gồng gánh thị trường. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu nhóm VN30 thời gian qua lại trở thành gánh nặng đè lên chỉ số.

(Theo CafeF)

NVL sẽ phải giải trình lần 3 vì sàn liên tục 15 phiên

Với 15 phiên sàn liên tiếp, NVL sẽ phải giải trình lần thứ 3 vì các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Sau phiên khớp lệnh kỷ lục 128 triệu đơn vị ngày 22/11, cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) tưởng chừng sẽ sớm được giải cứu khi cầu bắt đáy đã xuất hiện. Tuy nhiên, áp lực bán quá lớn đã khiến hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu này vẫn chưa đủ kéo thoát sàn.

Dưới lực bán mạnh, NVL tiếp tục đóng cửa phiên 23/11 trong tình trạng “trắng bên mua” và rơi xuống mức 23.600 đông/cổ phiếu, thấp nhất kể từ khi lên sàn cuối tháng 12/2016. 

(Theo CafeF)

NVL, PDR bị cắt margin

Vào tối ngày hôm qua (22/11), MBS đã bất ngờ gửi email thông báo cho khách hàng về việc sẽ cắt margin 2 mã cổ phiếu NVL và PDR. Thời gian áp dụng từ ngày 23/11. Thông báo này đồng nghĩa rằng nhà đầu tư sẽ không có cơ hội nào để xoay xở kịp nếu tài khoản đang sử dụng margin và có cổ phiếu NVL, PDR.

(Theo nguoiquansat.vn)

Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tích cực giải ngân

Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà vừa ký công văn số 8253/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tăng trưởng tín dụng năm 2022.

Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn kiểm soát chặt tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

(Theo Vtc.vn)

Bất động sản chiếm 60% thế chấp ngân hàng

Bất động sản chiếm 60% thế chấp ngân hàng
Bất động sản chiếm 60% thế chấp ngân hàng

Theo thống kê, hiện bất động sản đang chiếm khoảng 60% tổng thế chấp khách hàng của 14 ngân hàng trong hệ thống. Tính theo giá trị tuyệt đối, tài sản thế chấp là bất động sản đã tăng 12,7% so với cuối năm 2021.

Trong đó, nổi bật có những ngân hàng có tỷ lệ tài sản thế chấp là bất động sản rất cao như ACB có 94% tài sản thế chấp là bất động sản; Sacombank là 87%. Một số ngân hàng có tỷ lệ bất động sản thế chấp thấp (khoảng 30 – 40%) gồm TPBank, MBBank, MSB, VPBank, SHB.

Còn lại trung bình bất động sản chiếm khoảng 60 – 70% trong tổng tài sản thế chấp gồm Vietcombank, Techcombank, LienVietPostBank, VIB, OCB, HDBank, SeABank.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm cả về số lượng giao dịch và giá cả, đây sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng để xử lý nợ trong thời gian tới.

(Theo Nhadautu.vn)

6 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn ngày mai (24/11)

Ngày mai 24/11, có 6 doanh nghiệp niêm yết bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có 5 mã cổ phiếu được đăng ký mua vào. Cụ thể:

1. CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán REE): Cổ đông nội bộ Platinum Victory Pte.Ltd đăng ký mua 4.813.688 cổ phiếu REE, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 34,99%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 24/11-23/12.

2. CTCP Cao su Phước Hòa (mã chứng khoán PHR): Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tược đăng ký mua 100.000 cổ phiếu PHR, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 0,32%.

3. CTCP FPT (mã chứng khoán FPT): Bà Trần Thị Hồng Lĩnh – người đại diện phần vốn sở hữu tại CTCP FPT của TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước-Chủ sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC (SIC). Bà Trần Thị Hồng Lĩnh cũng là thành viên HĐQT CTCP FPT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu FPT, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 0,09%, tương đương 1 triệu đơn vị. 

4. CTCP Dịch vụ Hàng hoá Sài Gòn (mã chứng khoán SCS): Bà Đỗ Thị Thọ là mẹ vợ của ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ Hàng hoá Sài Gòn đăng ký bán 200.000 cổ phiếu SCS, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 0,21%, tương đương 209.368 đơn vị. 

5. Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán BMI): BMI được đăng ký mua 3.909.000 cổ phiếu BMI từ thành viên HĐQT, tương đương 4 triệu đơn vị 

6. CTCP  Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR): Ông Bùi Quang Anh Vũ -Tổng Giám đốc đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu PDR, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 3,45%, tương đương 23.211.105 đơn vị. 

(Theo Bnews.vn)

Nhiều ngân hàng đang giảm tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại đã rút mạnh tiền khỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tính đến 30/09/2022, tổng lượng tiền gửi tại NHNN của 28 ngân hàng đã công bố BCTC chỉ còn 176,163 tỷ đồng, giảm đến 48% so với đầu năm. Trong đó, có 25/28 ngân hàng rút tiền ra khỏi NHNN, BVB giảm mạnh đến 91% (còn 226 tỷ đồng), KLB giảm 87% (còn 639 tỷ đồng), ABB giảm 85% (còn 661 tỷ đồng)…

Không chỉ giảm tiền gửi tại NHNN, các ngân hàng thương mại còn mạnh tay giảm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác như BVB giảm 39% (còn 8,058 tỷ đồng), KLB giảm 18% (còn 23,775 tỷ đồng)…

Động thái rút tiền ra khỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy phần nào các ngân hàng thương mại muốn bù đắp thanh khoản đang có phần mất cân đối. Khi họ rút tiền về cũng có thể hiểu rằng các ngân hàng thương mại không còn dư thừa thanh khoản.

(Theo Vietstock)

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan