Tài chính - Ngân hàng | 29/04/2022

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phao cứu sinh khi nhà đầu tư khi gặp khó khăn

Bảo lãnh ngân hàng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, nó cũng thể hiện mức độ uy tín của công ty. Qua đó, nhà đầu tư sẽ có những đánh giá khách quan hơn về doanh nghiệp. Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì? Nó có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Có thể hiểu đơn giản rằng, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình hỗ trợ tài chính đảm bảo uy tín cho một cá nhân hoặc tổ chức với người hợp tác kinh doanh hoặc cho vay. Hiểu đơn giản, với hình thức này, ngân hàng sẽ thay bạn trả tiền trong trường hợp bạn không đủ điều kiện chi trả. Bù lại, bạn sẽ phải mất một khoản phí nhất định cho ngân hàng. Mức phí bảo lãnh này thường phụ thuộc vào thời gian và giá trị bảo lãnh của sản phẩm.

Ví dụ: công ty A muốn mua vật tư của công ty B. Tuy nhiên, vì số tiền giao dịch quá lớn, công ty B cần một sự đảm bảo để giảm thiểu rủi ro, đề phòng trường hợp công ty B đã giao hàng nhưng công ty A lại không trả hoặc trả tiền muộn. Lúc này, bảo lãnh ngân hàng có thể được áp dụng. 

Bảo lãnh ngân hàng thường được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Công ty lớn mua hàng từ nhà cung cấp nhỏ hơn
  • Các trường hợp mua bán dựa trên cơ sở tín dụng 
  • Giúp các cá nhân chứng nhận uy tín, giúp họ có các khoản vay và hỗ trợ trong kinh doanh

Các hình thức bảo lãnh ngân hàng

Có những hình thức bảo lãnh ngân hàng nào?
Có những hình thức bảo lãnh ngân hàng nào?

Bảo lãnh ngân hàng được hoạt động dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, bảo lãnh ngân hàng thường được áp dụng hai hình thức sau:

  • Bảo lãnh về tài chính: được dùng để bảo đảm cho các khoản tiền cần chi trả hoặc cọc trước. Điều này giúp người mua giao dịch với người bán một cách thuận lợi hơn ngay cả khi nguồn vốn khan hiếm.
  • Bảo lãnh hiệu suất: nhằm đảm bảo nghĩa vụ và hiệu quả của hai bên. Khi hợp đồng bị phá vỡ, bên bị thiệt hại sẽ được ngân hàng hỗ trợ bồi thường.

Điều kiện để được bảo lãnh

Doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải đảm bảo được các điều kiện sau đây:

  • Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam;
  • Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh;
  • Có lãi trong các hoạt động kinh doanh;
  • Đạt mức độ uy tín cao trong các hoạt động tín dụng;
  • Nếu xin bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu thì cần có giấy phép xuất nhập khẩu;
  • Không có nợ quá hạn;
  • Sở hữu đủ tài sản thế chấp cần thiết cho bên bảo lãnh.

Ưu điểm và nhược điểm của bảo lãnh ngân hàng

Ưu nhược điểm của bảo lãnh ngân hàng là gì?
Ưu nhược điểm của bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là sự hỗ trợ lớn dành cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bất kỳ hình thức đầu tư hay bảo lãnh nào đó cũng sẽ có những lợi ích và rủi ro đan xen nhau. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của bảo lãnh ngân hàng:

Ưu điểm: 

  • Bảo lãnh ngân hàng làm giảm rủi ro tài chính liên quan đến việc giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp hoặc các cá nhân.
  • Rủi ro thấp khuyến khích người bán/doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trên cơ sở uy tín.
  • Ngân hàng thường tính phí bảo lãnh thấp, giúp các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển.
  • Khi ngân hàng phân tích và xác nhận sự ổn định tài chính của doanh nghiệp, mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng được đảm bảo. Qua đó, bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
  • Thủ tục bảo lãnh đơn giản, được xử lý nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Các trường hợp doanh nghiệp không đủ uy tín (còn dư nợ, có nợ xấu,…) sẽ khó được xét duyệt bảo lãnh.
  • Đối với các vấn đề cần bảo lãnh có giá trị cao hoặc tỷ lệ rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu có tài sản thế chấp.

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về bảo lãnh ngân hàng. Hy vọng qua đây, bạn đã hiểu được bảo lãnh ngân hàng là gì cùng ưu và nhược điểm của hình thức này. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán hữu ích, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan