Phân tích kỹ thuật | 30/03/2023

Bật mí 3 cách giao dịch theo đa khung thời gian hiệu quả

Giao dịch theo đa khung thời gian là yếu tố quan trọng giúp các trader có thể tối ưu hiệu quả đầu tư của mình. Tuy nhiên làm thế nào để có thể giao dịch đa khung thời gian hiệu quả lại là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây hãy cùng DNSE tìm hiểu những cách giao dịch theo đa khung thời gian trong PTKT nhé!

Tối ưu hiệu quả đầu tư với cách giao dịch theo đa khung thời gian
Tối ưu hiệu quả đầu tư với cách giao dịch theo đa khung thời gian

Hướng dẫn cách giao dịch theo đa khung thời gian trong PTKT

Phân tích và giao dịch theo đa khung thời gian là điểm sáng để các trader có thể cải thiện hiệu quả đầu tư của mình. Dưới đây là 3 cách giao dịch theo đa khung thời gian mà độc giả có thể tham khảo.

Giao dịch khi 2 khung thời gian có cùng xu hướng

Có một nguyên tắc mà bạn nên nhớ rằng: Nếu khung thời gian giao dịch (khung thấp) của bạn đang trong xu hướng tăng, thì điều này không đồng nghĩa với việc khung thời gian cao hơn của bạn cũng đang trong xu hướng tăng. 

Ngược lại, khung thời gian cao đang trong xu hướng tăng, nhưng khung thời gian thấp hoàn toàn có thể đang thể hiện xu hướng giảm. Chính vì vậy, bạn hãy đảm bảo rằng cả hai khung thời gian đang ở cùng xu hướng với nhau khi giao dịch. 

Ví dụ giá đang trong xu hướng giảm ở biểu đồ 4 giờ bên dưới:

Nên kiểm tra khung thời gian này hàng ngày để nắm được xu hướng giao dịch
Nên kiểm tra khung thời gian này hàng ngày để nắm được xu hướng giao dịch

Bạn nên kiểm tra trong khung thời gian này hàng ngày nó có đang trong xu hướng giảm hay không? Kết quả:

Kiểm tra khung thời gian hàng ngày để tìm xu hướng tăng hay giảm
Kiểm tra khung thời gian hàng ngày để tìm xu hướng tăng hay giảm

-> Nếu 2 khung thời gian của bạn đều cho cùng một tín hiệu về xu hướng, thì lúc này bạn có thể cân nhắc vào lệnh theo xu hướng của thị trường.

Dù là vậy nhưng cách giao dịch này cũng chỉ dừng ở mức tương đối, độ chính xác không quá cao. Nó chỉ giúp hạn chế phần nào rủi ro so với việc bạn giao dịch khi xu hướng của hai khung thời gian đối lập nhau.

Sử dụng kháng cự/hỗ trợ ở khung thời gian THẤP

Đầu tiên bạn nên biết, hỗ trợ là một khu vực giá trên biểu đồ, nơi mà giá chạm đến vùng đó sẽ có một lượng mua đẩy giá lên cao. Ngược lại, kháng cự là khu vực giá mà khi giá chạm tới kháng cự, sẽ có một áp lực bán khiến giá quay đầu giảm xuống. Để áp dụng cách giao dịch đa khung thời gian, bạn có thể áp dụng theo phương thức này:

  • Xác định vùng hỗ trợ/kháng cự trên khung thời gian THẤP.
  • Đảm bảo vùng kháng cự/hỗ trợ này vẫn đang nằm trong xu hướng lớn của khung thời gian CAO (bạn có thể dựa vào hỗ trợ/kháng cự, đường trung bình động, đường xu hướng,… để xác định chi tiết).

Ví dụ trong khung thời gian 4 giờ, giá đang trong xu hướng giảm và đã di chuyển về phía kháng cự.

Giá đang trong xu hướng giảm và đã di chuyển về phía kháng cự ở khung thời gian 4H
Giá đang trong xu hướng giảm và đã di chuyển về phía kháng cự ở khung thời gian 4H

Tiếp theo, bạn thấy giá bị từ chối, không thể breakout qua khỏi vùng kháng cự nên nhiều khả năng có xác suất cao sẽ quay đầu giảm.

Tuy nhiên, vùng kháng cự trên khung thời gian 4 giờ vẫn thuộc xu hướng giảm trong khung thời gian 1 ngày (nó đang nằm phía dưới đường trung bình động 20 ngày).

Tín hiệu giảm ở cả hai khung thời gian
Tín hiệu giảm ở cả hai khung thời gian

-> Cả 2 khung thời gian đều cho ra tín hiệu giảm giá rất lớn.

-> Căn cứ vào tín hiệu trên khung thời gian cao (1 ngày), bạn sẽ thấy vùng kháng cự trên khung thời gian thấp (4 giờ) mang nhiều ý nghĩa hơn, khỏe hơn và cản giá tốt hơn. Từ đó, xác suất giảm giá cũng cao hơn. Lúc này, bạn có thể cân nhắc vào lệnh SHORT vì cả tín hiệu ngắn/dài hạn đều đang là giảm giá.

Lưu ý: Bạn nên đi từ khung CAO đến THẤP, nhưng tại sao ở đây lại thấy các trader lại nên xem khung THẤP trước? Thực tế, bạn có thể mở khung thời gian THẤP để xem biến động hoặc tìm tín hiệu. Tuy nhiên khi phân tích thì luôn phải dựa vào khung thời CAO. Trường hợp nào khung CAO cho kết quả đồng nhất với khung THẤP thì lúc đó bạn hãy quyết định giao dịch.

Sử dụng kháng cự/hỗ trợ ở khung thời gian CAO

Ở hai cách giao dịch theo đa khung thời gian trên đều có đặc điểm chung là cả hai khung thời gian đều cùng xu hướng.

Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng giao dịch theo đa khung thời gian để kết hợp với các mô hình giá đảo chiều. Đây có thể là mấu chốt quan trọng giúp bạn lọc được các mô hình giá có độ chính xác cao nhất.

  • Bước 1: Xem xét khung thời gian CAO, sau đó đợi giá xuất hiện ở vùng KHÁNG CỰ/HỖ TRỢ.
  • Bước 2: Chuyển qua khung thời THẤP và tìm các mô hình hình giá xuất hiện để làm tín hiệu vào lệnh. Ví dụ: 2 đỉnh, 2 đáy và mô hình cái nêm,…

Ví dụ: Trường hợp giá di chuyển quanh khu vực hỗ trợ trong khung thời gian cao.

Giá di chuyển quanh khu vực hỗ trợ trong khung thời gian cao
Giá di chuyển quanh khu vực hỗ trợ trong khung thời gian cao

Lúc này, bạn nên chuyển qua khung thời gian thấp. Ví dụ ở hình bên dưới bạn sẽ thấy một mô hình 2 đáy với tín hiệu đảo chiều tăng giá.

Chuyển qua khung thời gian thấp khi thấy mô hình 2 đáy với tín hiệu đảo chiều tăng giá
Chuyển qua khung thời gian thấp khi thấy mô hình 2 đáy với tín hiệu đảo chiều tăng giá

Trong đó:

  • Khung thời gian cao cho ra tín hiệu tăng giá khi giá chạm hỗ trợ.
  • Khung thời gian thấp cho ra tín hiệu tăng giá bằng một mô hình 2 đáy.

=> Trong trường hợp này, xác suất giá sẽ tăng lên rất cao. Do đó bạn có thể cân nhắc đặt lệnh MUA.

Tương tự như vậy, nếu giá xuất hiện ở vùng kháng cự trên khung thời gian CAO. Bạn có thể chuyển qua khung thời gian thấp để tìm dữ kiện bằng những mô hình đảo chiều giảm giá.

Những điều chú ý khi phân tích giao dịch theo đa khung thời gian

Khi phân tích đa khung thời gian, có một số điều chú ý sau đây để bạn cần lưu ý:

  • Đảm bảo rằng khung thời gian chính đã được xác định chính xác và phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn. Điều này giúp bạn xác định được xu hướng chính và giảm thiểu rủi ro khi mở vị thế giao dịch.
  • Lựa chọn các khung thời gian phụ phù hợp. Khung thời gian phụ cần phù hợp với chiến lược giao dịch của bạn, và cần đảm bảo rằng bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định giao dịch.
  • Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật phù hợp trên mỗi khung thời gian. Ví dụ, sử dụng Moving Average trên khung thời gian dài để xác định xu hướng chính. Sử dụng Stochastic trên khung thời gian ngắn hơn để xác định điểm vào giao dịch.
  • Lưu ý đến sự tương quan giữa các khung thời gian. Nếu tất cả các khung thời gian đều cho thấy một tín hiệu giao dịch nhất định, bạn có thể cân nhắc mở vị thế giao dịch. Tuy nhiên, nếu các khung thời gian không tương quan với nhau, hãy cẩn trọng và đánh giá lại.
  • Khung thời gian cao để xác định xu hướng, khung thời gian thấp để tìm điểm vào lệnh.
  • Lựa chọn khung thời gian CAO và THẤP theo tỷ lệ 1:4 hoặc 1:6.
  • Chỉ nên dùng 2 khung thời gian để giao dịch, hoặc có thể tối đa là 3. Tránh kết hợp quá nhiều khung thời gian.
  • Đánh giá lại chiến lược giao dịch sau mỗi vị thế. Bạn cần kiểm tra xem các tín hiệu giao dịch từ các khung thời gian khác nhau có thể dẫn đến kết quả giao dịch tốt hay không, và điều chỉnh chiến lược giao dịch nếu cần thiết.

Tóm lại, phân tích giao dịch theo đa khung thời gian là một kỹ thuật quan trọng trong giao dịch trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận và chú ý đến các yếu tố trên để đạt được kết quả giao dịch tốt nhất nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan