Tự do tài chính | 29/06/2023
Bẫy lạm phát lối sống là gì? Làm sao để thoát khỏi Lifestyle Creep?
Lạm phát lối sống là hiện tượng xảy ra khi thu nhập của một cá nhân tăng lên, nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn nhiều vấn đề. Vậy lạm phát lối sống là gì? Làm thế nào để tránh lạm phát lối sống. Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Lạm phát lối sống là gì?
Lạm phát lối sống – Lifestyle Creep (hay Inflation Lifestyle) xảy ra khi mức sống của một cá nhân được nâng cao do thu nhập khả dụng được tăng lên khiến nhu cầu cá nhân cũng tăng lên theo.
Do đó, những thứ trước đây được họ coi là xả xì thì ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu. Thu nhập khả dụng được tăng lên có thể là do việc tăng thu nhập hoặc do các chi phí giảm.
Đặc điểm của lạm phát lối sống
Lạm phát lối sống tiềm ẩn rất nhiều vấn đề, nó thể làm hỏng những dự định trong tương lai. Bởi vì, khi mắc phải vấn đề này họ thường có những chi tiêu không hợp lý dành cho những dịch vụ, món đồ xa xỉ.
Ví dụ: Thường xuyên ăn ngoài, mua đồ hiệu, bay máy bay trên hạng phổ thông, đổi điện thoại mới trong thời gian ngắn…
Inflation Lifestyle cũng có thể được khái quát dưới các đặc điểm:
- Tiền tiết kiệm bị đình trệ: Nếu số tiền tiết kiệm vẫn không thay đổi ngay cả sau vài năm thu nhập cá nhân tăng lên, đó là dấu hiệu cho thấy việc quản lý chi tiêu không hiệu quả. Không ưu tiên việc tiết kiệm có thể thảm họa đối với sức khỏe tài chính của các cá nhân.
- Chi tiêu tăng lên trong hầu hết các hạng mục: Chi tiêu tăng lên nhiều hơn do cảm thấy có đủ khả năng chi trả. Dần dần nó sẽ trở thành thói quen xấu trong chi tiêu, thay vì mua những món đồ cần thiết thì lại mạnh tay chi trả những thứ đắt tiền hơn.
- Không thiết lập ngân sách cá nhân: Việc không có thói quen thiết lập ngân sách cá nhân cũng đặc điểm dễ thấy của người mắc phải lạm phát lối sống. Bởi khi đó, rất khó để quản lý chi tiêu, khiến chi tiêu một cách quá mức mà không hề nhận ra.
- Không kiểm soát được tài chính: Điều được thể hiện rõ ràng qua việc căng thẳng mỗi khi kiểm tra số dư ngân hàng, cảm thấy sợ hãi khi nhìn số tiền tiết kiệm đang cạn dần hoặc số dư trong thẻ tín dụng đang ngày càng tăng lên.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát lối sống
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lạm phát lối sống thông thường là khi gia tăng thu nhập, có thể là đến từ một công việc mới hoặc đơn giản là được tăng lương. Cũng có một trường hợp khác là do cắt giảm các chi phí khác nhau đến từ tiền nợ ngân hàng, chi phi chăm sóc con cái, nhà cửa….
Việc dành nhiều tiền hơn để chi tiêu khi có thu nhập tốt hơn là một điều hết sức dễ hiểu. Khi đó, tâm lý chung là muốn tự thưởng cho bản thân sau một thời gian nỗ lực chăm chỉ để kiếm tiền. Nó trở thành vấn đề khi những chi tiêu dành cho cuộc sống bắt đầu vượt quá thu nhập.
Tín dụng cũng là một phần khiến vấn đề này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngày nay, các chính sách của ngân hàng khiến việc tiếp cận cũng như sử dụng rất dễ dàng. Không chỉ vậy, nó còn cho phép các cá nhân có thể dùng để chi trả với các định mức tương đối lớn. Điều này góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng của một bộ phận tương đối lớn.
Cách để thoát khỏi lạm phát lối sống
Lạm phát lối sống có thể xảy ra với tất cả mọi người, không phụ thuộc vào mức độ thu nhập..Bất kỳ ai đều bị ảnh hưởng bởi tâm lý “mình xứng đáng mà”, dưới đây là một số cách để thoát khỏi tâm lý này:
- Lập ngân sách: Việc xem xét lại ngân sách của bản thân giúp các khoản chi tiêu luôn phù hợp, tránh đi sự chi phối của cảm xúc. Nguyên tắc của quản lý chi tiêu là luôn đảm bảo số tiền chi ít hơn số tiền kiếm được.
- Tiết kiệm có kỷ luật: Việc sử những quỹ tiết kiệm dành cho khẩn cấp và tiết kiệm hưu trí cần được siết chặt. Chỉ nên sử dụng các quỹ này khi đã đến thời gian hoặc trong những trường hợp thực sự khẩn cấp.
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách: Hãy sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và không nên phụ thuộc quá nhiều. Mặc dù, nó có rất nhiều lợi ích trong việc chi tiêu hàng ngày nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên mở hạn mức thẻ tín dụng tối đa bằng 50% thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ.
- Đừng quá căng thẳng với các khoản chi tiêu nhỏ lẻ: Quản lý chi tiêu tốt với khắt khe với các khoản chi tiêu là khác nhau. Đừng quên thỉnh thoảng cho phép nuôi chuông chiều bản thân. Thay vào đó, tập trung vào một bức tranh toàn cảnh.
Kết
Lạm phát lối sống là hiện tượng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế cá nhân. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu được cũng như nắm bắt được các phương pháp tránh được các rủi ro từ nó đem lại. Hãy theo dõi DNSE để tìm hiểu thêm những kiến thức kinh tế nhé!