Phân tích kỹ thuật | 28/12/2023

Phương pháp Bottom-up là gì? Có nên dùng trong đầu tư chứng khoán?

Một trong những chìa khóa để đầu tư thành công là áp dụng phương pháp phân tích phù hợp với chiến lược đầu tư. Bottom-up là một phương pháp phân tích cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư chứng khoán sử dụng. Phương pháp này có đặc điểm gì và phù hợp với đối tượng nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của DNSE.

Bottom-up là phương pháp phân tích được nhiều nhà đầu tư sử dụng
Bottom-up là phương pháp phân tích được nhiều nhà đầu tư sử dụng

Phương pháp Bottom-up là gì?

Bottom-up còn được gọi là phương pháp đầu tư từ dưới lên. Khi sử dụng Bottom-up, nhà đầu tư chú trọng vào phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của cổ phiếu. Sau đó mới xem xét kỹ hơn đến nguyên nhân và tiềm lực của doanh nghiệp. Phương pháp này thường ít chú ý đến các yếu tố vĩ mô hay chu kỳ thị trường. 

Nhà đầu tư theo đuổi chiến lược Bottom-up cho rằng mỗi lĩnh vực đều có những doanh nghiệp xuất sắc đầu ngành. Những doanh nghiệp này có thể đứng vững và phát triển lâu dài bất kể sự lên xuống của thị trường. Vì vậy, mục tiêu của họ là đi tìm những cái tên sáng giá nhất của mỗi ngành. Cũng chính bởi quan điểm đầu tư trên mà Bottom-up không quá chú trọng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc diễn biến thị trường. 

Đặc điểm của phương pháp đầu tư Bottom-up

Mỗi phương pháp đầu tư đều có những đặc điểm riêng biệt. Để vận dụng thành công, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ những đặc điểm đó. 

Bottom-up thường tập trung vào yếu tố vi mô của doanh nghiệp
Bottom-up thường tập trung vào yếu tố vi mô của doanh nghiệp 

Tập trung vào các yếu tố vi mô 

Chiến lược đầu tư từ dưới lên đặc biệt chú trọng đến các yếu tố kinh tế vi mô. Những yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp như: báo cáo tài chính, đội ngũ lãnh đạo, các sản phẩm dịch vụ… là điều mà nhà đầu tư lưu tâm. Nhà đầu tư Bottom-up cho rằng, yếu tố nội tại tốt chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt và có tiềm năng. 

Nhà đầu tư theo phương pháp Bottom-up sẽ chú ý đến các yếu tố sau:

  • Các chỉ số tài chính: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E), tỷ suất lợi nhuận ròng…
  • Khả năng tăng trưởng thu nhập
  • Khả năng tăng trưởng doanh thu
  • Các báo cáo tài chính của công ty 
  • Tình hình tăng trưởng của dòng tiền công ty 
  • Đội ngũ lãnh đạo 
  • Sản phẩm của công ty, lợi thế cạnh tranh và thị phần

Được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư dài hạn

Bottom-up thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn và giàu kinh nghiệm. Lý do đầu tiên là bởi phương pháp này hướng tới những cổ phiếu nắm giữ trong dài hạn. Cốt lõi của Bottom-up là niềm tin rằng các công ty đầu ngành sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả mà ít chịu tác động của thị trường. Mặc dù cổ phiếu có thể rớt giá nếu có diễn biến xấu nhưng nó vẫn sẽ tăng trở lại khi thị trường hồi phục. 

Thứ hai, Bottom-up đòi hỏi sự chọn lựa và phân tích sâu một vài doanh nghiệp trong ngành. Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ bối rối khi phải khoanh vùng các doanh nghiệp tốt để phân tích. Với nhà đầu tư lâu năm, dày dặn kinh nghiệm và thông tin hẳn có lợi thế hơn nhiều.

Ưu và nhược điểm của phương pháp Bottom-up

Ưu nhược điểm của phương pháp Bottom-up là gì?
Ưu nhược điểm của phương pháp Bottom-up là gì?

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư có thể theo dõi và nắm bắt kịp thời những cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng tốt hoặc đang được ưa chuộng trên thị trường. 
  • Việc phân tích sâu vào nội tại giúp các trader có cái nhìn xác thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tránh được ý kiến chủ quan dựa vào những thông tin vĩ mô từ thị trường.
  • Bottom-up đặc biệt hiệu quả với nhà đầu tư theo đuổi chiến lược nắm giữ dài hạn.

Nhược điểm 

  • Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thường khá bối rối trước phương pháp này. Có hàng nghìn công ty trong mỗi lĩnh vực nên việc chọn ra một vài doanh nghiệp hoạt động tốt là điều không đơn giản. Nhà đầu tư dễ bị phân tán khi có quá nhiều sự lựa chọn. 

Nên đầu tư theo Top down hay Bottom up

Phương pháp Top – Down( từ trên xuống) và Bottom – up( từ dưới lên) là hai cách tiếp cận đối lập trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Để lựa chọn phương pháp phù hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro và mức độ hiểu biết của bản thân về cách lĩnh vực liên quan.

Một cách tiếp cận linh hoạt là kết hợp 2 chiến lược:

  • Giai đoạn đầu: Áp dụng phương pháp Top – Down để xác định các ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai
  • Giao đoạn tiếp theo: Sau khi xác định được ngành tiềm nang, chuyển sang chiến lược Bottom-Up để tìm kiếm và phân tích các công ty nổi bật trong ngành đó trước khi quyết định đầu tư.

Việc đánh giá phương pháp nào hiệu quả hơn thực sự rất khó khăn, vì thị trường luôn biến động và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Sự hiểu biết và khả năng áp dụng của tùng đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của từng chiến lược.

Kết

Như mọi phương pháp đầu tư khác, Bottom-up hướng đến hiệu quả đầu tư tối đa. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng và áp dụng phù hợp để thu về lợi nhuận mong muốn. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi những bài viết mới của DNSE nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phuong Thanh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan