Quản lý tài sản | 13/11/2021

Bí quyết vàng giúp quản lý danh mục đầu tư sinh lời tốt nhất

Có thể nói, năm 2021 là thời kỳ bùng nổ của rất nhiều kênh đầu tư. Vậy nhưng trên thực tế, việc đầu tư không hề dễ dàng chút nào. Hầu hết nhà đầu tư chuyên nghiệp đều có những bí quyết đầu tư vô cùng thông minh. Một trong số những bí quyết này chính là đa dạng danh mục đầu tư. 

Vậy danh mục đầu tư là gì? Làm thế nào để quản lý hiệu quả? Vì sao chúng ta nên đa dạng hoá đầu tư. Trong bài viết sau đây, DNSE sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Các bạn hãy theo dõi nhé. 

quản lý danh mục đầu tư như thế nào?

Danh mục đầu tư là gì? 

Có thể hiểu đơn giản, danh mục đầu tư là một giỏ hàng gồm nhiều sản phẩm tài chính khác nhau. Một nhà đầu tư có thể sở hữu nhiều danh sách khác nhau, sao cho phù hợp với chiến lược của bản thân. Trong các danh mục này có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, vàng, hợp đồng tương lai,… 

5 loại danh mục phổ biến trên thị trường

Top 5 danh mục phổ biến nhất hiện nay
Top 5 danh mục phổ biến nhất hiện nay
  • Danh mục đầu tư mạo hiểm: Là danh mục chứa những cổ phiếu có rủi ro cao nhưng tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Hệ số rủi ro của cổ phiếu này có thể xấp xỉ bằng 2. Vì vậy chúng thường rất nhạy cảm và dễ biến động theo thị trường. Trong danh mục này chủ yếu là cổ phiếu và chứng khoán phái sinh. 
  • Danh mục đầu tư an toàn: Đây là danh mục chứa cổ những phiếu có chỉ số beta thấp, ít bị tác động bởi thị trường. Cũng vì vậy mà nó cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với đầu tư mạo hiểm. Nó thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trái phiếu, hoặc chứng chỉ quỹ ETF. 
  • Danh mục đầu tư theo thu nhập: Là danh mục tập trung chủ yếu vào việc tạo ra lợi nhuận từ cổ tức. Hoặc có thể là từ những hình thức phân phối cho cổ đông. Nhìn chung, danh mục theo thu nhập khá giống với danh mục an toàn. Nhưng nó có tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn một chút. Khi đầu tư theo danh mục thu nhập, người ta thường cân nhắc đầu tư hai hình thức. Một là MLP – cổ phiếu hợp danh hữu hạn. Hai là REITs – Ủy thác đầu tư bất động sản. 
  • Danh mục đầu tư đầu cơ: Là danh sách mang tính chất đầu tư ngắn hạn và siêu mạo hiểm. Nhiều người ví danh mục này giống với một canh bạc bởi mức độ rủi ro cực kỳ cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên bỏ tối đa 10% vốn đầu tư vào danh mục này. Để đầu tư hiệu quả vào danh sách này, cần phải có những “mánh khóe” nhất định. Đầu tiên là mua những cổ phiếu lần đầu được phát hành ra thị trường. Hoặc có thể thâu tóm nhóm cổ phiếu được đồn đoán sẽ tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng với danh mục này. 
  • Danh mục đầu tư hỗn hợp: Là giỏ đầu tư vào nhiều lĩnh vực, gồm nhiều cổ phiếu an toàn và rủi ro khác nhau. Lợi thế khi đầu tư vào danh mục này là tính đa dạng và linh hoạt. Nhìn chung, danh sac đầu tư hỗn hợp gồm nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, MLP, REITs. Thông qua đó tạo ra lợi nhuận từ nhiều loại tài sản khác nhau. Tùy thuộc vào từng thời điểm, nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục cho phù hợp. 

Định nghĩa quản lý danh mục đầu tư là gì? 

Quản lý danh mục hay giỏ đầu tư là thực hiện giảm thiểu rủi ro và hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhìn chung, nó liên quan trực tiếp tới việc quản lý tài sản và dòng tiền của nhà đầu tư. Thông thường, công việc quản lý này sẽ do một công ty hoặc đội ngũ có chuyên môn phụ trách. 

Vì sao nên quản lý giỏ đầu tư? 

Quản lý giỏ đầu tư hiệu quả sẽ mang đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích hấp dẫn. Dưới đây, DNSE sẽ liệt kê 3 lý do giải thích vì sao nên quản lý hạng mục đầu tư. 

Quản lý tốt hạng mục đầu tư mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn
Quản lý tốt hạng mục đầu tư mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn
  • Tối ưu hóa lợi nhuận cùng rủi ro thấp: Đầu tư đa dạng danh mục khiến nhiều người không thể quản lý và kiểm soát tài sản của mình. Đặc biệt giữa thời điểm thị trường có rất nhiều biến động như hiện nay. Việc sử dụng quản lý danh mục giúp bạn dễ dàng cập nhật thông tin, nắm bắt biến động thị trường. Từ đó tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. 
  • Kiểm soát được tài sản: Việc thực hiện quản lý danh sách đầu tư giúp bạn có những thông tin đều đặn về dòng tiền. Thông qua các báo cáo định kỳ, bạn có thể biết được tài sản của mình phân bổ thế nào. Đồng thời có những thay đổi kịp thời sao cho lợi nhuận đạt mức tối đa nhất. 
  • Có định hướng đầu tư chính xác: Thị trường luôn luôn biến đổi khó lường. Vì thế để đầu tư mang lại hiệu quả cao, quản lý danh sách đầu tư là vô cùng quan trọng. Nó giúp nhà đầu tư đưa ra phân tích và dự đoán về những lĩnh vực đang sở hữu. Từ đó có những quyết định đầu tư thông minh. 

Như thế nào là Quản trị rủi ro trong đầu tư? 

Quản trị rủi ro là quá trình phân tích, đánh giá những rủi ro trong đầu tư. Từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục và giảm thiểu, giúp tối đa hóa lợi nhuận. 

Những rủi ro xảy ra trong đầu tư có thể là những sự kiện chính trị, lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ, thị trường đổi chiều. Nhà đầu tư nên đề ra một quy trình quản lý giúp quản trị rủi ro khi đầu tư. Ngày nay, đa dạng hóa danh mục đầu tư là giải pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn nhất. 

Bí quyết quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính luôn tồn tại rủi ro. Những rủi ro này có thể xuất phát từ thị trường hoặc chính sách của Nhà nước. Về cơ bản, rủi ro trong đầu tư được chia thành hai loại: hệ thống và phi hệ thống. 

  • Rủi ro hệ thống: hay còn được biết đến với tên gọi khác là rủi ro thị trường. Nó tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các ngành. Rủi ro này bị tác động bởi các yếu tố không thể kiểm soát. Ví dụ như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, chính sách tiền tệ.
  • Rủi ro phi hệ thống: là rủi ro chỉ tác động đến một hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán. Loại rủi ro này thường xuất phát từ yếu tố bên trong nội bộ, có thể kiểm soát được. 

Giải nghĩa đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì? 

Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe tới cụm từ “Đa dạng hóa danh mục đầu tư”. Đây được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Vậy bản chất của đa dạng hóa giỏ đầu tư là gì? 

Đa dạng hóa trong đầu tư xuất phát từ triết lý “Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Mỗi loại tài sản khi đầu tư đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro khác nhau. Vì vậy, việc phân bổ tài sản vào các danh mục khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. 

5 quy tắc khi đa dạng hóa các danh mục đầu tư

5 Quy tắc cơ bản của đa dạng hóa đầu tư

Quy tắc 1: Số lượng sản phẩm 

Các bạn có thể đa dạng hóa danh mục bằng cách tăng số lượng chứng khoán trong giỏ của mình. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện đồng thời với sở hữu những cổ phiếu tốt. Không nên chỉ chú trọng vào “số lượng” mà quên mất “chất lượng”. 

Quy tắc 2: Đa dạng hóa ngành

Việc sở hữu đồng thời cổ phiếu của nhiều ngành giúp nhà đầu tư giảm thiểu đáng kể rủi ro. Điều này nghĩa là trong danh mục đầu tư của bạn sẽ có cổ phiếu của nhiều ngành. Trong trường hợp cổ phiếu của ngành hàng này giảm, sẽ có những ngành khác tăng bù lại. 

Quy tắc 3: Đa dạng hóa địa lý

Đa dạng hóa địa lý cho danh mục đầu tư cũng được kỳ vọng sẽ làm giảm rủi ro. Ví dụ trong đợt dịch Covid thứ 4 tại Việt Nam, các doanh nghiệp miền Nam bị chịu ảnh hưởng nặng nề. Nếu bạn chỉ đầu tư vào các công ty khu vực phía Nam, tình hình sẽ không mấy khả quan. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư cho cả doanh nghiệp phía Bắc, chắc chắn sẽ khởi sắc hơn. 

Quy tắc 4: Đa dạng tài sản

Danh mục hỗn hợp là kênh đầu tư khá an toàn với tỷ suất sinh lời cao. Điều này dựa vào việc đa dạng tài sản. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hãy cân nhắc chứng chỉ quỹ, bất động sản. Điều này giúp bạn thu được lợi nhuận từ nhiều loại tài sản khác nhau. 

Quy tắc 5: Mối tương quan

Bạn có thể giảm thiểu rủi ro khi đầu tư bằng cách tập hợp những tài sản có mối tương quan thấp hoặc tương quan nghịch. Bởi những tài sản này có xu hướng dịch chuyển theo hướng khác nhau, không xảy ra hiệu ứng Domino.

Kết luận

Trong bài viết trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích về danh mục đầu tư. Đồng thời bật mí cho bạn bí quyết vàng để quản lý danh mục, quản trị rủi ro. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đầu tư an toàn hơn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan