Bảo hiểm - Thuế | 15/11/2021

Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác theo năm 2023

Cách tính thuế thu nhập cá nhân là điều mà vẫn còn nhiều người lao động mới vẫn thường hay thắc mắc. Thuế thu nhập cá nhân là bằng chứng thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Đồng thời làm giàu ngân sách Nhà nước để phát triển nền kinh tế xã hội. Vậy theo pháp luật, loại thuế này được tính như thế nào, các khoản thu nhập miễn thuế và giảm trừ thuế ra sao? Trong bài viết hôm nay, DNSE sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế suất thuế TNCN

Theo từng đối tượng, mức tính thuế sẽ khác nhau theo 2 loại đối tượng là cư trú hoặc không cư trú.

Đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Đối với các đối tượng cư trú, cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia thành 2 loại:

Cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN = Tổng Thu nhập tính thuế x Mức thuế suất

Trong đó: 

Thu nhập tính thuế = tổng thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ thuế

Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế

Ví dụ: A có tổng thu nhập từ tiền lương là 18,000,000đ. Trong đó: 

  • Lương tham gia bảo hiểm : 6,000,000đ
  • Tiền ăn 700,000đ
  • Tiền hỗ trợ điện thoại: 1,000,000đ
  • Tiền xăng hỗ trợ: 3,000,000đ
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 4,400,000đ
  • Tiền thưởng: 2,900,000đ

Và các khoản bảo hiểm phải đóng tổng cộng là 630,000đ

A sẽ phải tính thu nhập chịu thuế như sau:

Thu nhập chịu thuế = 18,000,000đ – (700,000đ + 1,000,000đ) =16,300,000đ (Các khoản miễn thuế gồm tiền ăn, tiền điện thoại)

Thu nhập tính thuế = 16,300,000đ – (11,000,000đ + 4,400,000đ +630,000đ) = 270,000đ (Giảm trừ bản thân: 11,000,000đ, giảm trừ người phụ thuộc: 4,400,000đ, giảm trừ bảo hiểm: 630,000đ)

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 5% = 270,000đ x 5% = 13,500đ

(Do phần thu nhập tính thuế/ tháng ở bậc 1 nên lấy thuế suất là 5%)

Cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Đối với những cá nhân này, thuế TNCN sẽ được tính theo Điểm i Khoản 1 Điều 25 thuộc Thông tư số 111/2013/ TT-BTC: Mức khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động (chỉ áp dụng với mức thu nhập trên 2,000,000đ/1 lần)

Thuế TNCN = Tổng thu nhập x 10%

Ví dụ: B là cá nhân có hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Tổng thu nhập là 10,000,000đ/ tháng. Vậy thuế TNCN B phải nộp là:

Thuế TNCN = 10,000,000 x 10% = 1,000,000đ.

Đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Những người thuộc diện không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế TNCN như sau:

Khoản thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x 20%

Cách tính khoản tổng thu nhập chịu thuế tương tự như trường hợp cá nhân cư trú.

Ví dụ: C là người không sống tại Việt Nam nhưng có mức thu nhập là 30,000,000đ/ tháng nhờ kinh doanh đồ thủ công tại Việt Nam. Vậy mức thuế TNCN mà C phải nộp là: 

Thuế TNCN = 30,000,000 x 20% = 6,000,000đ

Thu nhập miễn thuế và giảm trừ thuế

Thu nhập miễn thuế và giảm trừ thuế
Các khoản thu nhập miễn thuế và giảm trừ thuế

Khi nhắc đến thuế thu nhập cá nhân, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa các khoản miễn thuế và giảm trừ thuế. Vậy 2 loại này khác nhau như thế nào?

Thu nhập được miễn thuế

Thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công được miễn thuế là những khoản thu nhập từ làm việc thêm giờ, làm ca đêm được trả lương cao hơn ban ngày. ( Thông tư số 111/2013/TT-BTC).

Ví dụ: D có mức lương là 50,000đ/ giờ. Nếu đi làm tăng ca vào cuối tuần, mức lương sẽ là 70,000đ/ giờ. Vậy số tiền lương được miễn thuế của D là: 70,000đ – 50,000đ = 20,000đ.

Thu nhập được giảm trừ thuế

Nếu miễn thuế bạn có thể nhận được toàn bộ số tiền thì giảm trừ thuế sẽ nhận được ít hơn theo tỷ lệ quy định. Có 3 loại giảm trừ thuế theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Nghị Quyết số 954/2020/UBTVQH14.

  • Giảm trừ gia cảnh dành cho người phụ thuộc: Người nộp thuế được giảm 11,000,000đ/ tháng tương đương 132,000,000đ/ năm. Với người phụ thuộc, được giảm 4,400,000đ/ tháng.
  • Giảm trừ đối với các khoản tham gia đóng từ thiện, khuyến học: Mức giảm trừ được tính cao nhất không vượt quá thu nhập chịu thuế. Năm tính dựa theo năm phát sinh của hoạt động đóng góp. Cá nhân cần cung cấp tài liệu chứng minh có tham gia vào hoạt động.
  • Giảm trừ đối với các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, quỹ hưu trí tự nguyện: Theo tỷ lệ là BHXH: 8%, BHNT: 1%, BHYT: 1.5%. Mức đóng tham gia quỹ hưu trí tự nguyện không quá 1,000,000đ/ tháng.

Kết luận

Hiểu được cách tính thuế thu nhập cá nhân
Hiểu được cách tính thuế thu nhập cá nhân

Việc hiểu rõ được cách tính thuế thu nhập cá nhân và các hình thức miễn, giảm thuế sẽ giúp người lao động tránh được các sai sót trong việc đóng thuế TNCN. Ngoài ra, việc hiểu được cách tính sẽ giúp người dân quản lý tài chính, chi tiêu chi tiết hơn. Hy vọng chủ đề hôm nay có thể giúp các bạn đọc giả nắm được cách tính thuế TNCN và những thông tin liên quan.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan