Chứng khoán | 30/01/2022

Call margin là gì? Khi nào nhà đầu tư bị call margin?

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc hắn các chứng sĩ cũng đã từng nghe qua câu hỏi “call margin”. Đây là thuật ngữ khá đáng sợ đối với các nhà đầu tư ký quỹ để sử dụng đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn chưa thật sự hiểu về call margin. Trong bài viết hôm nay, DNSE sẽ trả lời giúp các bạn câu hỏi call margin là gì, tính như thế nào và khi nào nhà đầu tư bị margin call? Hãy cùng theo dõi nhé.

Call margin là gì?
Call margin là gì?

Call margin là gì?

Call margin là cụm từ chỉ sự thông báo ngừng ký quỹ đối với nhà đầu tư sử dụng margin. Điều này nhằm bảo vệ tiền vốn của nhà đầu tư khi tỷ lệ ký quỹ giảm dưới ngưỡng an toàn cho phép. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần phải nạp thêm tiền để giữ mức ký quỹ ở ngưỡng cho phép hoặc bán cổ phiếu đang nắm giữ.

Quy định về call margin của mỗi công ty chứng khoán không giống nhau. Nhưng theo công thức: Giá trị thực/ Tổng giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ quy định thì hiện tượng call margin sẽ xảy ra.

Ví dụ:

X muốn mua 2.000 cổ phiếu XYZ với giá 200 triệu đồng nhưng vốn của X chỉ có 100 triệu đồng. Do đó, X quyết định ký quỹ margin ở công ty M với tỷ lệ 1:2 và tỷ lệ call margin của công ty là 30%.

Sau vài tháng, giá trị cổ phiếu giảm sâu xuống 30%. Tức giá trị thực trong tài khoản của X chỉ còn 140 triệu đồng và trừ đi phần ký quỹ 100 triệu. Lúc này X chỉ còn 40 triệu đồng.

Giá trị thực / tổng tài sản nhỏ hơn 30%, tương đương 40/140 = 28.5% < 30%. X sẽ bị công ty M call margin.

https://youtu.be/XSujwZbKdX8
Call Margin là gì? Những điều bạn cần biết trước khi dùng Margin – HVBVG

Khi nào nhà đầu tư bị call margin?

Vào những đợt điều chỉnh, thị trường chung và cổ phiếu bị rớt giá mạnh. Khi đó, nhà đầu tư chỉ có 2 sự lựa chọn đó là: Nạp thêm tiền vào tài khoản chứng khoán hoặc họ phải bán đi lượng cổ phiếu đang nắm giữ.

Khi nào nhà đầu tư bị call margin?

Ví dụ về 2 trường hợp nhà đầu tư cần làm khi bị call margin

Như ví dụ đã nêu trên, X bị call margin do tỷ lệ giữa Giá trị thực / tổng tài sản nhỏ hơn tỷ lệ ký quỹ (28.5% < 30%).

Lúc này, call margin đã xảy ra và X nhận được yêu cầu nạp thêm tiền hoặc bán đi cổ phiếu đang nắm giữ từ công ty chứng khoán. Lúc này, X sẽ phải chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Nộp bổ sung 10 triệu đồng để nâng tỷ lệ ký quỹ:

(40,000,000đ + 10,000,000đ) / (140,000,000đ + 10,000,000đ) = 33.33% > 30%.

  • Bán 200 cổ phiếu XYZ để thu về tiền mặt:

(40,000,000đ + 100,000đ x 200)/140 triệu = 42.8% > 30%.

Vì số lượng cổ phiếu khi giao dịch phải là bội số của 100, nên X không thể bán 150 cổ phiếu mà phải bán 200 cổ để thu về tiền mặt.

Hậu quả khi bị call margin

Việc bị call margin hay bán giải chấp (force-sell) sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả cá nhân nhà đầu tư và toàn thị trường. Đặc biệt, khi hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam đang đang áp dụng hình thức Cross margin, vào thời điểm thị trường downtrend nghiêm trọng, tình trạng call margin chéo

Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư, việc bị call margin hay bán giải chấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch đầu tư. Khi bị call margin, bạn buộc phải bát bớt cổ phiếu, hoặc nộp thêm tiền để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn. Nếu không, danh mục của bạn sẽ bị bán giải chấp bất kỳ mã nào, dựa theo quyết định của công ty chứng khoán.

Điều này khiến cho tài sản của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong trường hợp bị bán giải chấp, không còn quyền chủ động với tài sản của mình, bạn có thể sẽ đánh mất cổ phiếu tiềm năng.

Đối với thị trường

Bên cạnh các nhà đầu tư cá nhân, bản thân thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi các công ty chứng khoán bắt đầu call margin.

Trong giai đoạn thị trường downtrend, việc bị call margin, bán chéo cổ phiếu sẽ khiến tình trạng “đỏ lửa” của bảng điện trầm trọng hơn. Cũng vì lý do này mà tình trạng thị trường giảm điểm liền mấy phiên không hề hiếm gặp.

Kết luận

Cân nhắc khi sử dụng margin chứng khoán
Cân nhắc khi sử dụng margin chứng khoán

Call margin là thông cảnh báo của công ty chứng khoán đến nhà đầu tư khi tỷ lệ ký quỹ giảm quá ngưỡng an toàn. Nếu margin cho bạn vay tiền để mua cổ phiếu và dùng chính cổ phiếu để thế chấp thì call margin chính là công cụ kiểm soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Margin là con dao 2 lưỡi đối với nhà đầu tư, lợi nhuận có thể được đẩy mạnh nhưng khả năng bị call margin, thậm chí là force sell cũng rất cao. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng và cân nhắc việc sử dụng margin để tránh bị thua lỗ.

Hy vọng bài viết hôm nay giúp các bạn hiểu được call margin là gì và cách tính call margin. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đoàn Triệu Minh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan