Kiến thức | 31/01/2024

Carl Icahn là ai ? Hành trình đầu tư của “sói già phố Wall”

Carl Icahn là một trong những nhà đầu tư thành công nhất phố Wall và có tầm ảnh hưởng lớn như Warren Buffett hay George Soros. Ông có phong cách đầu tư đặc biệt và khiến cả thị trường tài chính phải run sợ. Trong bài viết sau đây sẽ nói về Carl Icahn là ai và hành trình đầu tư của ông. 

Carl Icahn là ai?

Carl Icahn là ai
Carl Icahn là ai?

Carl Icahn tên thật là Carl Celian Icahn, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1936 trong một gia đình gốc Do Thái tại New York – Mỹ. 

Năm 2014, Icahn từng đứng thứ 25 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 24.5 tỷ USD. Tên tuổi của ông được mọi người biết đến nhiều hơn khi giữ vai trò cố vấn cho Donald Trump trong những năm tháng đầu tiên của chính quyền Trump, nhưng ông đã rời bỏ vị trí này trong bối cảnh đầy tranh cãi.

Ở tuổi 87, “sói già phố Wall” vẫn tiếp tục hành trình đầu tư của mình vào hàng loạt các công ty lớn như Ebay, Apple. Không chỉ vậy, Carl còn tích cực tham gia từ thiện, có thể kể đến khoản tiền 200 triệu USD được quyên góp tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai.

Theo Forbes, Carl Icahn là một những nhà đầu tư thành công nhất phố Wall và được biết đến là nhà sáng lập của Icahn Enterprises .

Hành trình đầu tư của Carl Icahn

Chơi Poker kiếm tiền ăn học

Chơi Poker kiếm tiền ăn học
Chơi Poker kiếm tiền ăn học

Carl Icahn được sinh ra và lớn lên tại Far Rockaway, Queens – khu phố được coi là khu “ổ chuột” ở New York.

Mặc dù tài chính gia đình không đủ để trang trải học phí các trường đại học danh tiếng, Carl Icahn vẫn tốt nghiệp đại học Princeton, một trong những trường danh giá nhất tại Mỹ.

Một sự thật ít ai biết, ông đã tự học chơi Poker và sau đó trở thành một tay chơi giỏi, kiếm được lợi nhuận đáng kể. Trong những mùa hè, ông đã kiếm được khoảng 2.000 USD, tương đương với 50.000 USD theo tỷ giá thập kỷ 1950.

Bỏ học trường y để tham gia vào thị trường chứng khoán

Sau khi tốt nghiệp ngành triết học tại Princeton và thử sức 2 năm ở trường y NYU, Carl Icahn nhận ra y học không phải là định hướng của mình. Ông rời trường y vào năm 1960 

và gia nhập quân đội.

Năm 1961, Icahn bắt đầu sự nghiệp trong ngành chứng khoán khi gia nhập Dreyfus như một nhà môi giới. Mặc dù giai đoạn này thị trường chứng khoán Mỹ đang phát triển, nhưng cuối năm đó, thị trường gặp khủng hoảng sau “Cú trượt dốc của Kennedy”.

Nhờ những kinh nghiệm này, Carl Icahn quyết định trở thành nhà quản lý quyền chọn tại các công ty như Tessel, Patrick & Co và Gruntal & Co. Công việc này giúp ông bước chân vào thị trường môi giới chứng khoán và khám phá tiềm năng thực sự của mình.

Bằng tính cách đầu tư “ăn – thua”  được rèn luyện trong giai đoạn chơi Poker, ông đã có hướng đi táo bạo khi quyết định vay 400.000 USD và đã kiếm được khoảng 1,2 – 2 triệu USD từ số tiền ban đầu đó. 

Nhờ những thanh công ban đầu, Carl thành lập quỹ đầu tư của riêng mình – Icahn Enterprises, vào năm 1968. Trong thập niên 80 từ thế kỉ trước, những báo cáo đã ước tính được giá trị tài sản ròng của Icahn&Co lên đến 100 triệu USD.

“Kẻ thù” của các công ty Mỹ

Mệnh danh là "kẻ thù" của các công ty Mỹ từ những năm 1970
Mệnh danh là “kẻ thù” của các công ty Mỹ từ những năm 1970

Trong thập kỷ qua, Carl Icahn đã thực hiện những thương vụ đầu tư đáng chú ý. 

Năm 2012, ông bán cổ phiếu Netflix và kiếm 2 tỷ USD, sau khi chúng tăng đến 457% trong vòng 14 tháng. 

Năm 2013, ông đầu tư 1 tỷ USD vào Apple, biến nó thành 17 tỷ USD. Cuộc chiến với Bill Ackman về Herbalife cũng là một điểm đặc biệt trong sự nghiệp của ông. Sau khi bán cổ phiếu Herbalife vào năm 2021, ông thu về 1,3 tỷ USD lợi nhuận.

Carl Icahn, vị tỷ phú được mệnh danh là “kẻ thù” của các công ty Mỹ từ những năm 1970, đã tạo ra “Icahn Lift” – một hiện tượng đầy thành công.

Quan điểm đầu tư của Carl Icahn

Hầu hết số cổ phiếu ông mua đều không được nắm giữ quá mốc thời gian là 18 tháng. 

Carl Icahn có chiến lược đầu tư dựa trên việc xác định các cổ phiếu có tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) thấp hoặc giá trị sổ sách cao hơn so với định giá thị trường hiện tại. 

Ông thường mua vào các công ty nhỏ hoặc đang gặp khó khăn trên thị trường và sau đó tích cực can thiệp để thay đổi tình hình. Ông có thể mua một lượng lớn cổ phiếu của công ty, sau đó sử dụng tư cách cổ đông quan trọng để ảnh hưởng đến quyết định của hội đồng quản trị.

Điểm đặc biệt là ông không ngần ngại thực hiện các biện pháp như bán tài sản của công ty, thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu. Thậm chí thực hiện các thay đổi cấu trúc để tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, mà không quan tâm đến tương lai dài hạn của doanh nghiệp. Ông sử dụng vị thế của mình để áp đặt thay đổi và tạo ra giá trị ngắn hạn cho cổ đông.

Sau hàng chục năm trinh chiến trên thị trường chứng khoán, “sói giá phố Wall” đã từng nắm giữ hoặc kiểm soát hàng loạt các công ty lớn như Texaco, Phillips Petroleum, Western Union, Viacom, TimeWarner… 

Mặc dù vậy, vẫn có những thương vụ mà Icahn từng thất bại, điển hình như nỗ lực điều hành Trans World Airlines (TWA) vào năm 1985. Sau quyết định chia nhỏ công ty của ông, điều này đã khiến hãng hàng không này liên tục sa sút và phải tuyên bố phá sản vào 1992.

Những câu nói bất hủ của Carl Icahn

Dưới đây là một số câu nói bất hủ của “sói già phố Wall” – Carl Icahn

  1. Tôi kiếm tiền. Chẳng có gì sai với điều đó cả. Đó là điều tôi muốn làm. Đó là cái mà tôi có mặt ở đây để làm. Đó là điều mà tôi thích thú.
  2. Các CEO được trả lương để làm những công việc tồi tệ. Nếu hệ thống không bị rối tung cả lên, những gã như tôi sẽ không kiếm những đồng tiền như thế này.
  3. Khi mà hầu hết những nhà đầu tư, bao gồm cả những chuyên gia, tán thành về một điều gì đó, thì đó là lúc họ thường sai.
  4. Tôi sẽ thâu tóm công ty nếu anh không thay đổi, hoặc nếu hội đồng quản trị không làm việc này việc kia.
  5. Tôi là một người rất cạnh tranh. Đam mê hoặc ám ảnh, anh gọi là gì cũng được. Và khi làm bất cứ điều gì, tôi đều cố hết sức. Đó là bản năng rồi.
  6. Bài học trong kinh doanh: Nếu muốn có một người bạn, hãy mua một con chó.
  7. Tôi nhìn các công ty như là các doanh nghiệp trong khi các nhà phân tích phố Wall lại nhìn vào lợi nhuận hàng quý. Tôi mua tài sản và các cổ phiếu tiềm năng, còn phố Wall mua lợi nhuận, vì vậy họ để lỡ mất một số điều mà tôi thấy trong những trường hợp nhất định.
  8. Một số CEO đã đề nghị tôi tổ chức bữa tiệc nghỉ hưu. Nhưng tôi là một người rất cạnh tranh lớn lên tại Queens. Tôi không muốn bỏ phần đời còn lại của mình ở Florida để chơi golf.

Bài viết của DNSE đã mang đến cho những nhà đầu tư các thông tin về Carl Icahn là ai cùng với đó là hành trình đầu của ông. Hy vọng với những thông tin trên, những nhà đùa tư có thể học hỏi được lối đầu tư thú vị và rút ra đực kinh nghiệm cho bản thân từ Carl Icahn

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan