Phân tích kỹ thuật | 27/03/2024

Có nên cài đặt cắt lỗ khi giao dịch phái sinh?

Có nên cài đặt cắt lỗ khi giao dịch phái sinh? Do đòn bẩy cao và tiềm tàng nhiều rủi ro, nhà đầu tư sẽ dễ bị thua lỗ khi giao dịch chứng khoán phái sinh. Để bảo vệ nguồn vốn của mình, việc cài đặt cắt lỗ tự động là cần thiết. 

Lệnh cắt lỗ là gì? 

Tìm hiểu về Lệnh cắt lỗ
Tìm hiểu về Lệnh cắt lỗ

Cài đặt cắt lỗ tự động hay đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss) là lệnh đóng vị thế nhằm giới hạn rủi ro của nhà đầu tư. 

Khi đặt một lệnh cắt lỗ, nhà đầu tư sẽ xác định một mức giá mà khi thị trường đạt đến hoặc vượt qua mức đó, lệnh sẽ tự động được kích hoạt. Nếu đang giữ vị thế mua, hệ thống sẽ tạo lệnh bán.

Cơ chế hoạt động của lệnh stop-loss

Lệnh cắt lỗ bao gồm lệnh gốc (lệnh mở mới vị thế) và lệnh điều kiện. Sau khi lệnh gốc được khớp, khách hàng cài đặt lệnh cắt lỗ thì lệnh điều kiện sẽ nằm ở trạng thái chờ kích hoạt. 

Khi thị trường thỏa mãn điều kiện thì lệnh sẽ được kích hoạt. Trường hợp đến hết phiên giao dịch, lệnh không được khớp thì hệ thống sẽ tự động hủy.

Tại sao nên cài đặt cắt lỗ khi giao dịch phái sinh?

Ưu điểm 

  • Quản lý rủi ro: Thị trường phái sinh biến động mạnh hơn nhiều so với thị trường chứng khoán cơ sở. Do đó, việc cài đặt stop-loss sẽ giúp hạn chế rủi ro khi thị trường biến động bất lợi.
  • Bảo vệ vốn đầu tư: Cắt lỗ giúp bảo vệ vốn đầu tư khỏi những tổn thất ngoài ý muốn. Khi giá dịch chuyển không theo kỳ vọng, lệnh stop-loss sẽ tự động kích hoạt giúp nhà đầu tư thoát khỏi vị thế. Điều này giảm thiểu nguy cơ lỗ lớn và bảo toàn nguồn vốn. 
  • Giảm sự chi phối của yếu tố tâm lý: Giao dịch phái sinh có thể tạo ra áp lực tâm lý và tìm kiếm lợi nhuận không kiểm soát. Tâm lý chỉ muốn gỡ lỗ khiến các quyết định giao dịch trở nên cảm tính hơn. Việc cài đặt dừng lỗ cho nhà đầu tư biết có một điểm dừng lỗ đã được đặt trước. Thay vì lo lắng và hoang mang về việc mất một lượng tiền lớn, họ có thể tập trung thực hiện chiến lược giao dịch tỉnh táo hơn.

Nhược điểm 

  • Lợi nhuận hạn chế: Khi thị trường có những biến động mạnh và không thường xuyên, giá có thể chạm vào mức cắt lỗ và sau đó quay đầu tăng lên. Điều này có thể dẫn đến việc nhà đầu tư bị kích hoạt lệnh sớm và bỏ lỡ những cơ hội lợi nhuận tiềm năng.
  • Xác định mức giá giới hạn khó khăn: Khi đặt lệnh stop-loss, cái khó nhất là nhà đầu tư cần xác định được mức giá bán. Việc thiết lập mức giá này cần phải phù hợp với chiến lược đầu tư và dựa trên phân tích kỹ thuật. 

Đặt lệnh stop-loss ở mức bao nhiêu?

Các nhà đầu thường đặt lệnh stop-loss ở mức 10% nghĩa là giá bán thấp hơn 10% giá mua.
Các nhà đầu thường đặt lệnh stop-loss ở mức 10% nghĩa là giá bán thấp hơn 10% giá mua.

Nếu đặt giá quá cao và sát với giá mua, những biến động của thị trường rất dễ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội chốt lời. Ngược lại, nếu mức giá đặt thấp hơn rất nhiều với giá mua vào, nhà đầu tư chắc chắn sẽ chịu khoản lỗ lớn.

Các nhà đầu thường đặt lệnh stop-loss ở mức 10% nghĩa là giá bán thấp hơn 10% giá mua. Như vậy, trong trường hợp lệnh lỗ kích hoạt, nhà đầu tư chỉ phải chịu mức lỗ là 10%. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch. Sau đó, có thể đặt mức cắt lỗ dựa trên mức độ rủi ro này. Các chỉ báo kỹ thuật như ATR, RSI, Bollinger Bands sẽ là công cụ hữu ích để xác định mức cắt lỗ phù hợp.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan