Kiến thức tổng quan | 29/09/2023

CEO Pony Ma là ai? Đôi nét về cuộc đời của “ông trùm” Tencent

Tỷ phú Pony Ma (Mã Hóa Đằng) dẫn dắt Tencent từ “đạo nhái” trở thành “ông trùm” công nghệ bậc nhất Trung Quốc với “siêu ứng dụng” Wechat. 

Pony Ma là ai?

Pony Ma tên thật là Mã Hóa Đằng, sinh vào 29/10/1971 tại tỉnh Triều Dương, Trung Quốc. Ông được biến đến với vai trò là người sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Tencent.

Tạp chí Forbes công bố, tính đến 08/08/2023, tổng tài sản ròng của Pony Ma đạt 35,7 tỷ USD. Ông là tỷ phú đứng thứ 4 trong top Những người giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 34 trên bảng xếp hạng Những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Đôi nét về tiểu sử của Pony Ma

CEO Pony Ma là ai? Vị tỷ phú công nghệ quyền lực
Đôi nét về tiểu sử Pony MA

Mã Hóa Đằng sinh ra trong một gia đình có gia cảnh bình thường, bố mẹ làm nhiều công việc để mưu sinh. Khi còn nhỏ, ông liên tục phải trải qua hoàn cảnh sống khó khăn, chuyển nhà thường xuyên bởi công việc mưu sinh của cha.

Trải qua cảnh sống chẳng mấy sung túc đã khiến Pony Ma càng quyết tâm làm giàu. Từ nhỏ ông luôn đam mê với những cuốn truyện về vũ trụ, khai phá không gian. Niềm đam mê này thôi thúc ông thực hiện hóa giấc mơ bằng việc học hành nghiêm túc tại đại học.

Năm 1993, Pony Ma tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến với bằng cử nhân kỹ thuật phần mềm và đầu quân cho một công ty viễn thông, nhiệm vụ của ông là phát triển phần mềm cho máy nhắn tin. 

Công việc này mang lại cho Pony Ma khoản thu nhập 176 USD/tháng, đồng thời giúp ông tiếp cận với máy tính và Internet từ rất sớm. Khi đó, chỉ có khoảng 1% dân số Trung Quốc biết đến công nghệ này.

Sự nghiệp của doanh nhân Mã Hóa Đằng

CEO Pony Ma là ai? Vị tỷ phú công nghệ quyền lực
Sự nghiệp của Pony Ma

Hành trình xây dựng lên đế chế Internet của Tencent

Để đạt được những thành công lừng lẫy như hiện nay, Pony Ma đã trải qua hành trình lập nghiệp đầy khó khăn và thách thức. Từ một công ty công nghệ nhỏ bé, ông đã xây dựng Tencent trở thành một đế chế công nghệ hùng mạnh.

Nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn với dịch vụ nhắn tin qua Internet, Mã Hóa Đằng cùng ba người bạn đã thành lập Tencent vào năm 1998 với số vốn 120.000 USD có được từ đầu tư chứng khoán.

QQ – Đứa con tinh thần

Sản phẩm đầu tiên của họ là dịch vụ nhắn tin tức thời qua máy tính cá nhân (PC) có tên OICQ, được lấy cảm hứng từ ứng dụng ICQ phát triển bởi công ty AOL (Mỹ).

Trong vòng 1 năm đầu, Tencent cho phép người dùng sử dụng miễn phí và chỉ kiếm tiền thông qua quảng cáo và phí hàng tháng (với người dùng cao cấp). 

Tuy nhiên, một “lỗ hổng” mà Tencent đã không kịp lường trước là máy chủ của công ty không đủ lớn để cung cấp không gian hoạt động cho ứng dụng khi số lượng người dùng tăng lên. Pony Ma đã định bán lại ứng dụng này chỉ với giá 42.000 USD nhưng không có thỏa thuận nào đi đến hồi kết. 

Năm 2000, Tencent quyết định đổi tên sản phẩm của mình thành QQ sau khi vấp phải nhiều tranh cãi về bản quyền. Sang năm 2001, Tencent đã huy động được hơn 32 triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Mỹ.

Được “tiếp thêm máu”, Mã Hóa Đằng phát triển thêm nhiều dịch vụ khác trên QQ như: cho phép người dùng thanh toán một số dịch vụ, người dùng VIP được sử dụng nhiều tính năng đặc biệt, …

Năm 2004, QQ trở thành ứng dụng nổi bật nhất Trung Quốc với khoảng 355 triệu người dùng. Cùng năm đó, Tencent chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán HongKong với giá chào bán là 3,7 USD/cp, do dó Tencent thu được khoảng 180 triệu USD.

Siêu ứng dụng Wechat 

Năm 2012, Tencent cho ra mắt ứng dụng Wechat dành riêng cho thiết bị di động và khác biệt hoàn toàn so với QQ. Ứng dụng này cung cấp các tính năng như gọi điện, nhắn tin, chơi game, chuyển tiền, mua hàng, thanh toán hay thậm chí là hẹn hò online, … Wechat thường được so sánh với Facebook vì tính phổ biến của nó ở Trung Quốc. 

Liên tục gặt hái thành công

Bên cạnh Wechat, Pony Ma cũng mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như cung cấp điện toán lưu trữ đám mây, liên doanh trí tuệ nhân tạo, giải trí, … 

Nổi bật nhất phải kể đến tựa game nổi tiếng “Clash of Clans” hay “Honor of Kings”. Mảng giải trí đóng góp 10 tỷ USD trong doanh thu của Tencent vào 2016. 

Mặt khác, Tencent cũng đầu tư vào một loạt các công ty phương Tây, kể như việc sở hữu 5% cổ phần Tesla, 10% cổ phần của Snap và 10% cổ phần của Spotify.

Năm 2017, Tencent đã trở thành công ty công nghệ châu Á đầu tiên được định giá hơn 500 tỷ USD và là công ty đại chúng có giá trị nhất châu Á thời điểm đó.

Sự nghiệp chính trị và từ thiện của Pony Ma

  • Về sự nghiệp chính trị

Tuy là người sống khá khép kín, song Pony Ma vẫn trở nên nổi tiếng bởi ngoài được biết đến là doanh nhân công nghệ thiên bẩm thì còn là nhà đầu tư khôn ngoan. 

Ngoài ra, Pony Ma cũng từng góp mặt trong đội ngũ chính trị Trung Hoa khóa XII và có ít nhiều ảnh hưởng đến những chính sách quan trọng của chính quyền. Quốc hội Trung Quốc thường họp 2 lần/tuần, xoay quanh các vấn đề bao gồm duy trì hệ thống chính quyền, hoạch định các chính sách lớn, … 

  • Về hành trình từ thiện

Năm 2106, Pony Ma quyết định quyên góp hơn 2 tỷ USD vào quỹ Ma Huateng (Mã Hóa Đằng). Quỹ có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất y tế, giáo dục của Trung Quốc. Từ đó, mọi người mệnh danh ông là “Người đàn ông hào phóng nhất Trung Quốc”.

Thực tế, đã có nhiều quỹ từ thiện được Pony Ma thành lập, tuy nhiên với tính cách kín tiếng của ông nên các quỹ này chưa được biết đến rộng rãi. Ngoài ra, Pony Ma cũng tặng cổ phần của công ty để giúp đỡ người nghèo.

Những thành tựu nổi bật của Pony Ma

CEO Pony Ma là ai? Vị tỷ phú công nghệ quyền lực
Thành tựu của Pony Ma

Việc được bình chọn là nhà lãnh đạo kiệt xuất hay lọt vào top những người có tầm ảnh hưởng không thật sự quan trọng với Pony Ma. Tuy nhiên, dưới đây là một vài thành tựu trong sự nghiệp của ông.

Năm 2007 và năm 2014, Pony Ma góp mặt trong danh sách “Người có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử” do tạp chí Times bình chọn.

Một năm sau đó, năm 2015, Mã Hóa Đằng là gương mặt đề cử của danh sách “Những nhà lãnh đạo có quyền lực nhất” do Tạp chí Forbes bình chọn.

Khối tài sản của Pony Ma

Lịch sử khối tài sản của Pony Ma – Nguồn: Forbes

Tháng 10/2020, Pony Ma vươn lên vị trí số 1 người giàu nhất Trung Quốc. Tài sản của ông ước tính lên đến 55,5 tỷ USD, bỏ xa người ở vị trí thứ 2 là Jack Ma đến 2,4 tỷ USD.

Giai đoạn 2021 – 2022, tài sản của Pony Ma chứng kiến sự sụt giảm mạnh do Trung Quốc có quyết định thắt chặt các quy định pháp lý với ngành công nghệ.

Tính đến 08/2023, tài sản của Pony Ma đã sụt giảm khoảng 2 tỷ USD do cổ phiếu của Tencent giảm khoảng 10%. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đang dần nới lỏng các quy định với công ty công nghệ, do vậy, giá cổ phiếu Tencent được kỳ vọng sẽ bật tăng trở lại.

Bài học kinh doanh của Pony Ma

Cuối năm 2018, trong buổi gặp với các nhân viên Tencent, Pony Ma chia sẻ rằng bài học quan trọng nhất trong năm là: Trách nhiệm, sự tôn trọng và lòng tốt. 

Trách nhiệm của công ty là yếu tố đầu tiên vì khi đó WeChat là ứng dụng tin nhắn lớn nhất Trung Quốc, cung cấp dịch vụ cho hơn 1 tỷ người. Từ đó họ nhận ra, người dùng của Tencent cần kết nối ngoài đời thực nhiều hơn trò chuyện trực tuyến. 

Lòng tốt và trách nhiệm trong kinh doanh cũng được nhắc tới qua bài học về kinh doanh trò chơi trực tuyến của công ty. Khi đó với tư cách là nhà phát hành game trực tuyến lớn nhất thị trường, Tencent cũng đưa ra hệ thống ngăn chặn trẻ em chơi game quá lâu, đồng thời đưa ra yêu cầu bắt buộc người chơi phải cung cấp tên thật khi đăng ký tài khoản chơi game. Hành động này đã đáp ứng yêu cầu của chính phủ về việc hạn chế các tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến với trẻ vị thành niên.

Trước đó vào năm 2009, Pony Ma cũng từng chia sẻ câu nói ông thích nhất của nhà bác học Newton: “Tôi nhìn thấy được xa hơn bởi vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”. Đây là động lực để ông tạo ra OICQ với ý tưởng từ ICQ. Ngoài ra mô hình quản trị công ty của ông cũng học hỏi từ Bill Gates khi tạo ra hai đội phát triển sản phẩm độc lập, cạnh tranh với nhau để thúc đẩy phát triển của công ty. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Đức Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan