Kiến thức tổng quan | 09/12/2022

Chỉ báo A/D là gì? “Chân ái” cho các nhà đầu tư là đây?

Chỉ báo A/D được xem là biến thể của chỉ báo OBV, nó cho phép xác định áp lực mua bán trên thị trường và đồng thời tìm ra điểm đảo chiều xu hướng đáng tin cậy. Vậy cụ thể chỉ báo A/D là gì? Công cụ này sẽ giúp ích được gì cho các nhà đầu tư? Hãy cùng DNSE tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ báo A/D là gì?
Chỉ báo A/D là gì?

Chỉ báo A/D là gì?

Chỉ báo A/D (Accumulation/Distribution Line) được hiểu là chỉ báo kỹ thuật sử dụng hai yếu tố là khối lượng giao dịch và giá cả để xem xét sự thay đổi của một cổ phiếu. Lúc này, khối lượng càng lớn thì ảnh hưởng của biến động càng cao và ngược lại. Trong đó:

  • Accumulation (tích lũy): Khối lượng giao dịch được xem là tích lũy trong trường hợp giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước. Điều này có nghĩa là thị trường đang lái giá lên cao để bán ra. Khối lượng càng lớn, tức là hệ số A/D càng lớn sẽ chứng tỏ biến động của giá càng cao.
  • Distribution (phân phối): Khối lượng giao dịch được xem là phân phối trong trường hợp giá đóng cửa hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước. Điều này có nghĩa là thị trường đang kéo giá xuống thấp để mua vào, các nhà đầu tư có thể canh điểm để vào hàng.

Vậy vai trò của chỉ báo A/D là gì? Về cơ bản, chỉ báo A/D có nhiệm vụ là đo lường, xác định tính phân kỳ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Từ đó, các nhà đầu tư có thể theo dõi và đánh giá sự chuyển dịch của các dòng tiền lớn trên thị trường tài chính. Chẳng hạn, bạn thấy rằng giá thị trường có xu hướng tăng lên nhưng khi kiểm tra chỉ báo A/D lại cho ra hệ số giảm. Điều này là một biểu hiện cho thấy khối lượng giao dịch mua không đủ sức để thúc đẩy giá tăng lên và nhiều khả năng một đợt giá giảm có thể diễn ra.

Ý nghĩa của chỉ báo A/D là gì?

Đường A/D giúp  đo lường và xác định tính phân kỳ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch
Đường A/D giúp đo lường và xác định tính phân kỳ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch

Xác định hành vi và tâm lý của các nhà đầu tư

Nhìn một cách tổng quan, chỉ báo A/D sẽ phản ánh dòng luân chuyển tiền tệ ra/vào thị trường. Bằng sự kết hợp giữa giá và khối lượng nên đường A/D có thể cho nhiều sự xác nhận tin cậy để phán đoán được những hành vi và tâm lý của các nhà đầu tư.

  • Khi chỉ báo A/D bám sát hành động, chứng tỏ sẽ không có dấu chân của “cá mập” đang “dìm hàng” để tích lũy hay phân phối.
  • Khi chỉ báo A/D không bám sát hành động giá, thì nhiều khả năng đang có dấu chân của “cá mập”. Lúc này, các nhà đầu tư cần tỉnh táo khi giao dịch để tránh mắc bẫy.

Xác định xu hướng giá

Về cơ bản, độ dốc của đường A/D như một chỉ dấu cho các nhà đầu tư thấy được xu hướng về giá. Cụ thể:

  • Nếu chỉ báo A/D tăng, giá tăng và khối lượng tăng theo sẽ xác nhận xu hướng tăng.
  • Nếu chỉ báo A/D giảm, giá cũng giảm và khối lượng nhỏ sẽ xác nhận xu hướng giảm.

Xác nhận xu hướng đảo chiều

Có nhiều người cho rằng, khối lượng luôn đi trước giá nên trong bất kỳ trường hợp nào giá và khối lượng cũng đều di chuyển ngược nhau. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn chính xác và chỉ báo A/D sẽ giúp các nhà đầu tư xác định rõ ràng hơn trong những trường hợp này. Lúc này, các trader sẽ cần phải dựa vào phân kỳ, hội tụ giữa giá và đường A/D để xác nhận tín hiệu đảo chiều.

  • Phân kỳ dương: Nếu mức giá đang có xu hướng giảm trong khi chỉ báo A/D đang tăng cho thấy rằng, thị trường đang có một áp lực mua khiến giá của cặp ngoại hối đảo tăng lên.
  • Phân kỳ âm: Nếu giá đang trong xu hướng tăng trong khi chỉ báo A/D di chuyển xuống cho thấy rằng, áp lực bán trên thị trường và giá có khả năng sẽ đảo chiều giảm xuống.

Công thức tính chỉ số A/D

Như DNSE đã chia sẻ ở trên, đường A/D là cách để các nhà đầu tư đo lường độ phân kỳ của biến động giá và khối lượng giao dịch. Và việc nắm rõ về công thức A/D cũng là cách để các nhà đầu tư hiểu hơn về loại chỉ báo này.

A/D =  [ (Pclose – Pmin) – (Pmax – Pclose) ] x V / (Pmax – Pmin)

Trong đó:

  • Pclose: Giá đóng cửa.
  • Pmin: Giá thấp nhất trong phiên.
  • Pmax: Giá cao nhất trong phiên.
  • V: Khối lượng giao dịch.

Ứng dụng trong giao dịch của chỉ báo A/D

2 ứng dụng đáng chú ý của loại chỉ báo này
2 ứng dụng đáng chú ý của loại chỉ báo này

Củng cổ trạng thái của xu hướng giá

Trong trường hợp chỉ báo A/D lớn sẽ đồng nghĩa với việc trạng thái tích lũy (mua vào) tăng dẫn đến xu hướng tăng lên về giá. Khi này nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy. Ngược lại khi chỉ báo giảm, tính phân phối (bán ra) lớn hơn khiến cho giá có xu hướng giảm xuống. Căn cứ vào điều này các nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Xác định biến động về giá

Như phân tích ở trên, phân kỳ âm xảy ra khi giá đang có xu hướng tăng và đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ có khả năng đảo chiều. Ngược lại, phân kỳ âm hình thành khi giá đang trong xu hướng giảm, đây là tín hiệu đảm bảo chắc chắn cho sự giảm về giá, tức là giá sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Nhìn chung, trong cả hai trường hợp này các nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Còn ở phân kỳ dương, giá đang giảm là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều. Trường hợp phân kỳ dương xuất hiện khi giá đang tăng như một dấu hiệu cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng giá trong thời gian tới. Lúc này, các nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

Tạm kết

Tựu chung lại, đường A/D được coi là “vũ khí” lợi hại cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá độ mạnh hay yếu của một xu hướng giá. Tuy nhiên, để có được tín hiệu giao dịch chính xác nhất, các nhà đầu tư cần có sự kết hợp hài hòa giữa chỉ bảo A/D với các mẫu biểu đồ hay chỉ báo khác để có được một “bức tranh toàn cảnh” về diễn biến của giá cổ phiếu.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan