Phân tích kỹ thuật | 10/12/2022

Chỉ báo Keltner có điểm gì khác nhau so với Bollinger Bands?

Chỉ báo Keltner được xem là “tiền bối” của chỉ báo Bollinger Bands. Chỉ báo này giúp nhà đầu tư xác định được điểm mua bán hợp lý. Bên cạnh đó, chỉ báo giúp đưa ra xu hướng trong ngắn hạn của thị trường. Vậy chỉ báo Keltner là gì? Ứng dụng của chỉ báo vào giao dịch chứng khoán sẽ có dưới bài viết này.

Chỉ báo Keltner có tác dụng gì trong việc xác định xu hương?
Chỉ báo Keltner có tác dụng gì trong việc xác định xu hương?

Chỉ báo Keltner là gì?

Chỉ báo Keltner là chỉ báo chậm thể hiện phạm vi nến giá chuyển động. Chỉ báo này có hình dáng và cấu tạo giống như Bollinger Bands. Cấu tạo của chỉ báo gồm đường trên, đường giữa và đường dưới. 

Công thức tính chỉ báo Keltner:

  • Đường giữa = EMA (20)
  • Đường dưới = EMA (20) + 2 * ATR
  • Đường trên = EMA (20) -2 * ATR

Trong đó:

  • ATR: vùng giá thực của cổ phiếu dao động
  • EMA (20): đường trung bình động lũy thừa 20 ngày của nến giá.

Đường trung bình EMA sẽ chỉ ra xu hướng của nến giá, ATR sẽ biểu hiện mức độ biến động của nến giá. Nhà đầu tư có thể dựa vào 2 công cụ này để xác nhận xu hướng của thị trường. 

Minh họa chỉ báo Keltner
Minh họa chỉ báo Keltner

Công thức tính ATR

Bước đầu tiên, Nhà đầu tư cần xác định phạm vi dao động thực (True Range -TR) để tính ATR. Nhà đầu tư sẽ tính toán 3 phép tính sau và lựa chọn phép tính có giá trị cao nhất.

  • TR = Hp – Lp
  • TR = I Hp – Cp I
  • TR = I Lp – Cp I

Trong đó: 

  • Hp: Highest Price (giá cao nhất)
  • Lp: Lowest Price (giá thấp nhất)
  • Cp: Close Price (giá đóng cửa)

Khi đó nhà đầu tư có thể xác định được ATR dựa vào công thức:

ATR = (1/n) * TRi

Cụ thể:

  • ATR: Vùng giá trị thực dao động trung bình
  • n: thời gian của vùng dao động nến giá
  • TRi: phạm vi dao động cụ thể (i>=1)

Ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel là gì?

Chiều hướng đi lên/xuống của chỉ báo sẽ đưa ra tín hiệu về xu hướng của thị trường. Khi chỉ báo hướng lên, cho thấy thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngược lại, nếu chỉ báo hướng xuống, thị trường đang trong đà giảm giá.

Đường trên/dưới của chỉ báo đóng vai trò kháng cự/hỗ trợ cho nến giá. Khi thị trường không có biến động mạnh, nến giá sẽ bật tăng khi gặp hỗ trợ (đường dưới) và quay đầu giảm nếu gặp kháng cự (đường trên) của chỉ báo.

Khi thị trường xuất hiện nhịp tăng mạnh, nến giá sẽ liên tục chạm đường trên. Ngược lại, nến giá sẽ liên tục chạm đường dưới nếu đang trong xu hướng giảm mạnh.

Sự khác nhau giữa Keltner Channel và Bollinger Bands

Được xem là “hai anh em” nhưng Keltner và Bollinger Bands có những điểm khác biệt, cụ thể về từng chỉ báo:

Tìm kiếm sự khác nhau giữa chỉ báo Bollinger Bands và Keltner
Tìm kiếm sự khác nhau giữa chỉ báo Bollinger Bands và Keltner


Chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo này do có độ lệch chuẩn trong công thức nên tạo ra hai đường trên và dưới của chỉ báo. Với độ lệch này, biên độ mà chỉ báo tạo ra khác nhau ở từng thời điểm. Thêm vào đó, mỗi khi thị trường biến động mạnh, chỉ báo tạo biên độ dao động rất lớn.

Chỉ báo Keltner

Chỉ báo này sử dụng vùng dao động trung bình giá trị thực (ATR) để cộng hoặc trừ vào đường giữa của chỉ báo. Với ATR, hai đường trên dưới của chỉ báo có khoảng cách đến đường giữa duy trì độ rộng ổn định.

Minh họa như hình trên, chỉ báo Bollinger Bands (2 dải xanh lá đậm và dải giữa màu đỏ đậm) có xu hướng biến động mạnh hơn chỉ báo Keltner (màu xanh dương dòng kẻ mỏng) có xu hướng ổn định độ lệch hai dải với đường giữa. 

Ứng dụng của chỉ báo Keltner là gì?

Xác định xu hướng giá

Chiều hướng di chuyển của chỉ báo này sẽ đưa ra xu hướng thị trường cho nhà đầu tư:

Khi chỉ báo hướng lên thì xu hướng hiện tại của thị trường là tăng giá.

Ngược lại, khi chỉ báo hướng xuống thì xu hướng của thị trường là giảm giá.

Vai trò hỗ trợ và kháng cự

Giống như Bollinger Bands, chỉ báo này có vai trò chỉ ra vùng hỗ trợ và vùng kháng cự của nến giá. 

Đường trên của chỉ báo được xem là đường kháng cự của nến giá. Khi nến giá chạm phải dải trên của chỉ báo, khả năng cao sẽ quay đầu điều chỉnh giảm.

Đường dưới của chỉ báo đóng vai trò đường hỗ trợ của nến giá. Khi nến giá chạm vào đường dưới, nếu lực cầu đủ mạnh, nến giá sẽ bật tăng trở lại.

Kết luận

Chỉ báo Keltner đưa ra xu hướng thị trường cũng như xác định điểm mua bán cho nhà đầu tư. Nếu lựa chọn 1 trong 2 chỉ báo Bollinger Bands hoặc Keltner, ắt hẳn nhà đầu tư sẽ băn khoăn vì độ hiệu quả của hai chỉ báo trên mang lại.Mách nhỏ cho bạn, Keltner Channel thường được các nhà giao dịch tin dùng nhiều hơn do đưa ra các vùng hỗ trợ và kháng cự rõ ràng hơn Bollinger Bands. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Lâm

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan