Phân tích kỹ thuật | 10/12/2022
Chỉ báo VIX là gì? Mối quan hệ với thị trường chứng khoán
Chỉ báo VIX (Chỉ báo sự sợ hãi) sẽ đưa ra cho nhà đầu tư “tâm trạng chung” của thị trường hiện tại. Với chỉ báo này, nhà đầu tư có thể đưa ra các vùng giá giao dịch dựa vào tâm lý của đám đông. Vậy chỉ báo VIX là gì? Mối quan hệ của chỉ báo này với TTCK?
Chỉ báo VIX là gì?
Định nghĩa
Chỉ báo VIX (CBOE – Cboe Volatility Index) là chỉ số đo lường biến động của thị trường. Cụ thể chỉ số này đo lường biến động dự kiến 30 ngày tiếp theo của TTCK. Chỉ báo này được xây dựng và đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn 500 cổ phiếu.
Chỉ số được nghiên cứu và phát triển bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) và chỉ báo này đo biến động của thị trường bởi một giỏ quyền chọn nhất định.
Nguồn gốc
Chỉ báo này được nghiên cứu bởi Menachem Brenner và Dan Galai. Năm 1989, hai tác giả đã đề xuất tạo ra các chỉ số biến động. Những chỉ số này bắt đầu với biến động thị trường chứng khoán và sau này là lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Năm 1992, tổ chức trên tại Chicago đã thuê nhà tư vấn Bob Whaley để tính toán giá trị cho biến động TTCK dựa trên chỉ bào này. Nhà tư vấn này đã sử dụng chuỗi dữ liệu trong thị trường quyền chọn. Whaley cung cấp cho CBOE các tính toán cho chỉ bào này hàng ngày từ tháng 1-1986 đến tháng 5-1992.
Cách hoạt động
Giá trị chỉ báo này được tính theo điểm phần trăm và là một chỉ số có thể dự đoán biến động giá cổ phiếu trong S&P 500 trong 30 ngày tới. Giá trị này sau được tính hàng năm để trang trải cho khoảng thời gian 12 tháng sắp tới.
Các nhà đầu tư tìm đến chỉ số biến động CBOE như một cách để đo lường mức độ sợ hãi của thị trường trước khi họ đưa ra quyết định. Khi lợi nhuận của chỉ báo này đưa ra cao hơn, những người tham gia thị trường có nhiều khả năng theo đuổi các chiến lược đầu tư với mức rủi ro thấp hơn.
Cách xác định chỉ báo VIX
Công thức xác định chỉ báo này:
Trong đó:
- T: số ngày trung bình của tháng (thường là 30 ngày)
- R: Tỷ lệ không có rủi ro trên thị trường
- F: Giá chuyển tiếp 30 ngày trên chỉ số S&P 500
- P(K) và C(K): Giá đặt cho lệnh Put và Call tại giá K đặt trước. Thời gian đáo hạn mức giá là 1 tháng (thường là 30 ngày)
Mối quan hệ giữa chỉ báo VIX và thị trường chứng khoán
Mối quan hệ giữa chỉ số này và TTCK cho thấy rõ tâm lý của nhà đầu tư. Bởi đây là chỉ số đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư trên thị trường, cụ thể:
- Khi thị trường tăng điểm mạnh: Chỉ báo này có xu hướng đi ngang và giảm. Biểu hiện cho thấy nhà đầu tư khá tự tin trong giai đoạn tăng điểm của thị trường mà bỏ quên những cạm bẫy được giăng ra.
- Khi thị trường giảm điểm mạnh: Chỉ số này có xu hướng tăng lên rất nhanh. Đây được xem như biểu hiện của sự sợ hãi ngày càng gia tăng, nhà đầu tư ngày càng bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ. Khi đến ngưỡng nào đó, chỉ số này sẽ đi ngang và nhà đầu tư sẽ “bình tâm” hơn và ít bán cổ phiếu để chờ bắt đáy.
- Khi thị trường và chỉ báo sự sợ hãi đều tăng: Đây là biểu hiện cho thấy thị trường trong ngắn hạn sẽ có điều chỉnh do chỉ số sự sợ hãi ngày càng tăng theo thị trường.
- Khi thị trường và chỉ báo sự sợ hãi đều giảm: Ngược lại, đây là dấu hiệu khả năng cao thị trường sẽ tạo đáy và hồi phục do sự sợ hãi của nhà đầu tư đã qua khi chỉ báo này giảm sâu.
Những kịch bản xảy ra với chỉ báo VIX
Năm 1993
Brenner và Galai đã phát triển chỉ báo VIX từ năm 1989 về một loạt các chỉ số biến động. Chủ đề “Bảo hiểm rủi ro biến động ngoại tệ”, được xuất bản trên Tạp chí Phái sinh năm 1993.
Năm 2003
CBOE (Chicago Board Operation Exchange) đưa ra một phương pháp mới cho chỉ báo đo lường sự sợ hãi.
Năm 2004
Ngày 26/03/2004, giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên trên chỉ báo sự sợ hãi bắt đầu trên Sàn giao dịch tương lai CBOE (CFE).
VIX hiện được đề xuất trên các nền tảng giao dịch khác nhau.
Năm 2008
Ngày 24/10/2008, chỉ báo sự sợ hãi đạt mức cao trong ngày là 89,53.
Ngày 21/11/2008, chỉ báo này đóng cửa ở mức kỷ lục 80,74.
Năm 2018
Vào 05/02/2018, chỉ báo sự sợ hãi đóng cửa 37,32 (tăng 103,99% so với mức điểm đóng cửa phiên trước đó). Điều này cho thấy chỉ báo sự sợ hãi tăng mạnh chỉ sau một phiên giao dịch do lo ngại căng thẳng Mỹ – Trung và làn sóng tăng lãi suất của FED.
Năm 2020
Ngày 09/03/2020, chỉ báo VIX đạt 62,12. Biến động này do sự kết hợp của cuộc chiến giá dầu Nga-Ả Rập Xê Út năm 2020 và đại dịch COVID-19.
Trong đại dịch COVID-19, ngày 12/03/2020, chỉ báo VIX đóng cửa ở mức 75,47. Giá trị này vượt quá giá trị Black Monday trước đó. Chỉ báo sợ hãi tăng do một lệnh cấm di chuyển đến Mỹ từ các nước Châu Âu đã được Cựu Tổng thống Donald Trump công bố.
Ngày 16/03/2020, chỉ báo VIX đóng cửa ở mức 82,69. Mức cao nhất kể từ khi thành lập vào năm 1990. Cho thấy sự sợ hãi của nhà đầu tư đã lên quá cao vào thời điểm này.
Kết luận
Chỉ báo VIX đưa ra biến động của thị trường vào 30 ngày sắp tới của TTCK. Chỉ báo này còn đưa ra sự sợ hãi của nhà đầu tư trên thị trường, thông qua đó, những nhà đầu tư hiểu được chỉ báo có thể tận dụng khi giá giảm và chỉ báo giảm để tìm kiếm lợi nhuận.