Kiến thức tổng quan | 24/11/2022

Chi phí biến đổi là gì? Ví dụ về chi phí biến đổi

Chi phí là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp – đặc biệt là chi phí có khả năng biến đổi. Vậy chi phí biến đổi là gì? Chi phí cố định và biến đổi có những điểm gì khác nhau? Để hiểu hơn về các vấn đề này hãy cùng DNSE đi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Chi phí biến đổi là gì
Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi (hay Variable Costs) được hiểu nôm na là các khoản chi phí thay đổi tương ứng với số tiền mà doanh nghiệp sản xuất hoặc bán ra. Về cơ bản, loại chi phí này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô sản lượng bán của doanh nghiệp.

Để dễ hiểu hơn bạn có thể hình dung, Variable Costs sẽ bao gồm chi phí nguyên liệu và đóng gói của công ty sản xuất, hoặc là phí giao dịch thẻ tín dụng của công ty bán lẻ hay chi phí vận chuyển.

Ví dụ về chi phí biến đổi như khi khối lượng sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp bạn phải tăng gấp 2 lần, lúc này số lượng máy móc, nhân công và các nguyên liệu đầu vào cũng phải tăng theo. Từ đó mà loại chi phí này cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.

Đặc trưng của chi phí biến đổi là gì?

  • Tổng chi phí sẽ thay đổi dựa theo mức độ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Mức độ hoạt động được biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm sản xuất/tiêu thụ, thời gian máy vận hành,…
  • Biến phí chi ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi được gọi là biến phí đơn vị.
  • Khi doanh nghiệp hay công ty không có các hoạt động sản xuất thì biến phí sẽ bằng 0.

Các loại chi phí biến đổi

Dựa vào tính chất và mức độ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay, chúng ta có thể kể đến 3 loại Variable Costs cơ bản nhất bao gồm:

Các loại chi phí biến đổi
Tìm hiểu 3 loại Variable Costs cơ bản nhất hiện nay!

Chi phí dạng tuyến tính

Thực tế các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công hay chi phí bán hàng đều sẽ được sếp vào loại biến đổi tuyến tính. Tại sao lại vậy? Bởi lẽ, đây đều là các mức chi phí sẽ biến đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nguyên liệu bình quân để sản xuất ra một chai nước là 6.000 VNĐ thì chi phí nguyên vật liệu sẽ thay đổi tuyến tính theo số lượng chai nước được bán ra cho khách hàng. Lúc này, số lượng chai nước bán ra tăng gấp 3 lần thì tổng chi phí nguyên vật liệu cũng tăng gấp 3 lần.

Chi phí dạng cấp bậc

Không giống như chi phí tuyến tính, loại biến đổi cấp bậc thường thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp đạt đến một giới hạn nhất định. Bạn cũng cần lưu ý rằng, chi phí này hầu hết chỉ có sự biến động khi mức độ hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện một cách rõ ràng. 

Ví dụ về chi phí cấp bậc mà ta có thể kể đến như chi phí mở rộng quy mô sản xuất với số lượng máy móc nhiều, hoạt động với công suất lớn.

Để kiểm soát tốt loại chi phí cấp bậc bạn cần:

  • Lựa chọn nguồn nhân sự chất lượng và phù hợp.
  • Xây dựng từng biến phí cho mỗi cấp bậc tương ứng.
  • Lựa cho quy mô và mức độ hoạt động phù hợp.

Chi phí dạng cong

Không phổ biến như hai loại chi phí trên, chi phí dạng cong được đánh giá là khó phát hiện hơn. Loại chi phí này cũng được các chuyên gia chỉ ra rằng nó có nhiều biến đổi trong thực tế và được biểu diễn theo dạng cong.

Chính vì vậy, việc nắm bắt chính xác về loại chi phí này là không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự liệt kê kỹ càng để vẽ ra được một “bức tranh toàn cảnh” cho các hoạt động kinh doanh của mình.

So sánh chi phí cố định và biến đổi

Chi phí cố định và biến đổi được coi là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. Bởi vậy, về cơ bản hai khái niệm này sẽ có những điểm khác nhau như:

Khác biệt giữa chi phí biến đổi và cố định
Sự khác biệt giữa chi phí cố định và biến đổi là gì?

Thứ nhất: Về đặc điểm

Có lẽ chưa cần đi sâu vào đặc điểm, chúng ta đã có thể dễ dàng nhận ra được điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này đến từ hai từ “biến đổi” và “cố định”.

Như đã đề cập ở trên, chi phí được biến đổi sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô sản xuất và sản lượng của doanh nghiệp.

Trái ngược với đó, chi phí cố định sẽ được hiểu là khoản chi phí sẽ không thay đổi và được cố định ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc đưa vào sản xuất. Ví dụ một số chi phí cố định như chi phí thuê mặt bằng, bảo hiểm, tiền lương cơ bản,…

Thứ hai: Vấn đề phát sinh chi phí

Do là chi phí cố định nên sau khi đạt được thỏa thuận sơ bộ nó sẽ không thay đổi theo thời gian. Còn về chi phí có khả năng biến đổi sẽ có sự biến động được tính theo ngày, tuần, tháng, số lượng,… Tuy nhiên, những khoản chi phí này chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có những hoạt động cụ thể.

Trên thực tế, đối với chủ các doanh nghiệp việc hiểu và nắm bắt rõ sự khác biệt cơ bản về chi phí biến đổi và cố định là điều vô cùng quan trọng. Đây sẽ là cách để bạn có thể đưa ra được bức tranh toàn cạnh để từ đó, đưa ra được những giải pháp và chính sách phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan