Doanh nghiệp | 01/11/2022

Chỉ số ROIC là gì? Áp dụng ROIC trong đánh giá doanh nghiệp

Với các nhà đầu tư, ROIC là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng trong việc phân tích và tìm kiếm cổ phiếu chất lượng. Vậy chỉ số ROIC là gì? Làm thế nào để áp dụng chỉ số ROIC vào trong việc đánh giá doanh nghiệp? 

Chỉ số ROIC là gì?

Chỉ số ROIC (Return on Invested Capital) được biết đến là một loại chỉ số tài chính phản ánh về khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn đầu tư.

Chỉ số ROIC là gì?
Chỉ số ROIC là gì?  

Đơn giản, chỉ số ROIC sẽ phản ánh tỷ suất sinh lời dựa trên vốn đầu tư (trong cùng 1 bản báo cáo kinh doanh). 

Chỉ số tài chính này sẽ đo lường mức độ hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư của một công ty dựa trên phần trăm lợi nhuận mà công ty đó đạt được (Thường biểu thị trong 12 tháng).

Lấy một ví dụ đơn giản như sau:

Công ty A được góp vốn bởi một nhà đầu tư với số tiền 100 triệu. Chỉ số ROIC của công ty A là 10%. Như vậy, sau một năm, nhà đầu tư sẽ kiếm được 10 triệu lợi nhuận dựa trên vốn đầu tư 100 triệu.

Công thức tính chỉ số ROIC

Thực ra, một điều khá hy hữu đó là không có công thức chuẩn để tính chỉ số ROIC. Tuy nhiên, vẫn có 2 công thức phổ biến thường được sử dụng để tính toán ROIC đó là:

  • Công thức số 1:

 

  • Công thức số 2:
Công thức tính chỉ số ROIC số 2
Công thức tính chỉ số ROIC số 2

 

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng sau thuế (NOPAT – Net Operating Profit After Taxes) là con số được sử dụng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua chỉ con số này, các nhà đầu tư (hoặc cổ đông) và chủ nợ sẽ nắm rõ được tình trạng lời hay lỗ của công ty.
  • Vốn đầu tư sẽ bao gồm nguồn vốn của chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động để vận hành và phát triển công ty.  

Lưu ý: Vốn đầu tư được sử dụng trong 2 công thức trên được tính bằng:

Vốn đầu tư = Vốn chủ sở hữu + Nợ – Tiền và các khoản tương đương

 

Ví dụ về cách tính chỉ số ROIC:

Phân tích chỉ số ROIC của cổ phiếu M dựa treo nhưng số liệu báo cáo tài chính được công bố vào năm 2021 của tập đoàn M.

Theo báo cáo, tập đoàn có mức lãi sau thuế là 5349 tỷ đồng, trong đó thì lợi nhuận sau thuế của cổng đông ở công ty mẹ là 4337 tỷ đồng. 

Vốn đầu tư gồm vốn chủ sở hữu và vay nợ, rồi trừ đi tiền mặt và các khoản tương đương là: 

21415 + 17799 + 2296 – 5418 = 36092 (tỷ đồng).

Như vậy, tập đoàn M sẽ có chỉ số ROIC là: 4.337/36.092 x 100% = 12%

Ý nghĩa của chỉ số ROIC

Ý nghĩa của chỉ số ROIC
Chỉ số ROIC mang đến những ý nghĩa gì cho nhà đầu tư?

Về cơ bản, chỉ số ROIC mang đến rất nhiều ý nghĩa dành cho nhà đầu tư như hỗ trợ cho việc đánh giá, phân tích, đánh giá trong mọi lĩnh vực và ngành nghề.

Chỉ số này thường được lấy làm tiêu chuẩn chung và làm cơ sở chứng minh cho việc tạo ra lợi nhuận của công ty.

Nếu so sánh chỉ số ROIC với WACC thì dễ dàng nhận thấy, ROIC cho kết quả chính xác hơn hơn kết quả của WACC tới 2%

Vì vậy, các nhà đầu tư nên sử dụng ROIC như là một biện pháp an toàn để tính toán xem công ty mình định đầu tư có lợi thế cạnh tranh (MOAT Economic) hơn so với đối thủ hay không. Thế nên, chỉ số ROIC có ý nghĩa cực quan trọng trong việc nhận định mức độ hiệu quả của công ty đang triển khai vốn.

Còn đối với các nhà đầu tư chứng khoán, ROIC lại là một con số được dùng để định giá, chọn lọc các mã cổ phiếu tiềm năng. Rất nhiều các quỹ đầu tư cũng thường sử dụng ROIC để làm dữ liệu cơ sở trong việc xây dựng chiến lược dài hạn cũng như định hướng giá trị danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, chỉ số ROIC cũng có nhược điểm. Lấy ví dụ, nếu bạn đánh giá một công ty đang hoạt động nhưng lại có mức vốn bằng không thì chứng tỏ rằng công ty không dư thừa vốn để đầu tư cho tương lai. Chưa kể, với những doanh nghiệp, công ty có lĩnh vực kinh doanh đặc thù như sản xuất chất bán dẫn hoặc vận hành các giàn khoan dầu,… thì họ thường đầu tư nguồn vốn lớn hơn so với các công ty khác rất nhiều. Lúc này, chỉ số ROIC của hệ sẽ rất thấp nhưng không thể khẳng định rằng công ty này không tạo ra lợi nhuận.

Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?

Trong quá trình đầu tư dài hạn, nếu nhà đầu tư áp dụng chỉ số ROIC cho những công ty không thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc thù thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Nếu chỉ số ROIC thấp: Doanh nghiệp đang tạo ra giá trị thấp hơn nếu so với số vốn đầu tư. Việc này sẽ làm nhiều nhà đầu tư lo ngại, không biết công ty có sử dụng vốn một cách hiệu quả hay không, chiến lược hoạt động không có hiệu quả hay định hướng không tốt,… dẫn đến lợi thế cạnh trong thời gian dài của công ty sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Nếu chỉ số ROIC cao: Doanh nghiệp đang mang lại lợi nhuận cao so với vốn đầu tư. Công ty có thể duy trì dài hạn ổn định và có lợi thế cạnh tranh cao.

Trên đây là những thông tin về chỉ số ROIC mà DNSE mang đến có quý vị độc giả. Hy vọng, với những thông tin trong bài, các bạn có thể hiểu rõ chỉ số ROIC là gì cũng như vận dụng ROIC vào những chiến lược đầu tư của bản thân trong tương lai. Và các bạn cũng đừng quên tham khảo thêm những bài viết, thông tin, kiến thức về chứng khoán, đầu tư, tài chính tại DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan