Kinh tế | 02/11/2022

Chiến lược đại dương xanh là gì? Điểm nổi trội của chiến lược đại dương xanh

Đại dương xanh là một chiến lược tiêu biểu được sử dụng khi doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào thị trường. Áp dụng nó có thể đem tới nhiều điểm khác biệt và đột phá mới cho doanh nghiệp. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì? Chiến lược này có điểm khác biệt gì? 

Chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là gì?

Theo 2 nhà kinh tế học W.Chan Kim và Renee Mauborgne, đại dương xanh được hiểu là một thị trường trống, gần như không có sự cạnh tranh.

Dựa theo định nghĩa đại dương xanh, Chiến lược đại dương xanh là một chiến lược kinh doanh mà ở đó, doanh nghiệp lựa chọn một thị trường không có, hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh. Nhờ vào điều này, doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnh và dẫn đầu thị trường.

Ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng chiến lược này là Viettel. Với vị thế là người sinh sau đẻ muộn, Viettel nhảy vào ngành viễn thông khi thị phần ngành đã được thiết lập ổn định với lợi thế lớn thuộc về VNPT. Do đó, thay vì đi theo lối mòn là tấn công vào những thành phố lớn phát triển, Viettel lựa chọn thị trường nông thôn làm điểm tựa đầu tiên. Thành công chiếm lĩnh thị trường bỏ trống này, Viettel sau đó đã dần vươn lên trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu.

Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh

Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh
Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh

Nhắm vào đối tượng chưa được khai thác

Chiến lược đại dương xanh đặt trọng tâm vào nhóm khách hàng mới, không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đây là điểm khác biệt khá lớn so với các chiến lược kinh doanh khác. 

Tạo ra các nhu cầu mới

Chiến lược đại dương xanh chủ động khơi gợi và làm thỏa mãn những nhu cầu mới của khách hàng, qua đó cũng tạo ra một thị trường gần như không có tính cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp giảm tối đa tỷ lệ phải đối đầu với các đối thủ cùng ngành. 

Tối ưu chi phí

Một trong những đặc điểm đáng chú ý của đại dương xanh là khả năng tối ưu chi phí. Khi sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể hướng tới việc cải thiện hiệu suất nhưng vẫn giữ chi phí ở ngưỡng thấp nhờ vào cắt bỏ các yếu tố không tạo ra nhiều giá trị.

Các nguyên lý của chiến lược đại dương xanh

Tái cấu trúc thị trường

Nguyên lý đầu tiên của chiến lược đại dương xanh là việc sắp xếp lại thị trường, để doanh nghiệp tìm ra một mảnh đất mới của riêng mình. Đây sẽ là thị trường tiềm năng nhưng chưa có ai khai thác. 

Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đại dương xanh. Không dễ để tìm ra một khía cạnh mới chưa được ai khai thác giữa một thị trường đầy cạnh tranh. Một số doanh nghiệp có thể hiện thực hoá điều này bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm bổ sung độc đáo.

Tập trung vào tổng thể

Chiến lược đại dương xanh tập trung vào các vấn đề tổng thể hơn là chi tiết. Doanh nghiệp có xu hướng phát triển, cải tiến quy trình chung qua đó tạo ra nhiều giá trị hơn. Nguyên lý nãy cũng giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất chung.

Tăng trưởng lớn hơn nhu cầu hiện có

Để sử dụng chiến lược đại dương xanh một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần tạo ra một thị trường tốt – nơi mà nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách trọn vẹn. Thay vì tập trung vào nhóm khách hàng hiện có, doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này sẽ cố gắng khai thác nhóm người chưa phải là khách hàng, chưa sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Với định hướng này, tệp khách của doanh nghiệp sẽ luôn được mở rộng.

Giải quyết được các vấn đề của tổ chức

Trong quá trình thực thi các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Một trong số đó là vấn đề về mặt nhân lực. Tuy nhiên, với chiến lược đại dương xanh, nhà quản trị cần đảm bảo tổ chức luôn trong tình trạng tốt nhất. 

Các mục tiêu chung cần được toàn bộ nhân sự nhận thức và đồng lòng hướng tới. Các vấn đề nội bộ phải được giải quyết kịp thời để không gây ảnh hưởng tới hiệu suất công việc chung.

So sánh chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ

Chiến lược đại dương xanhChiến lược đại dương đỏ
Tập trung vào nhóm khách hàng chưa được khai thác, không cố gắng cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp đã tồn tại.Cố gắng chiếm vị trí ở thị trường hiện có bằng cách tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân
Tìm kiếm và khai thác các nhu cầu mớiChỉ cạnh tranh trong phạm vi các nhu cầu đã có
Có thể cân bằng cả 2 yếu tố là tối ưu hoá chi phí và đảm bảo giá trịBuộc phải đánh đổi giữa chi phí và giá trị thu được

Bài viết là chia sẻ của DNSE về chiến lược đại dương xanh là gì. Mong rằng qua đây, bạn đọc đã hiểu hơn về chiến lược đặc biệt này. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính – chứng khoán khác, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan