Kinh tế | 08/11/2023

Chuyện gì xảy ra khi ngân hàng phá sản?

Trong thực tế, ngân hàng là một trong những cơ quan không thể thiếu trong nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác đều có nguy cơ bị phá sản. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu về hiện tượng phá sản của ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Ngân hàng phá sản khi nào?

Một ngân hàng được coi là phá sản khi không thể hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ và người gửi tiền, hay còn gọi là mất khả năng thanh toán. 

Khi nào thì ngân hàng phá sản?
Khi nào thì ngân hàng phá sản?

Theo quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phá sản, một ngân hàng cần thực hiện mở thủ tục phá sản. Sau khi được Tòa án chấp thuận và triển khai thủ tục tuyên bố phá sản, khi toàn bộ tài sản của Ngân hàng được thanh lý, ngân hàng đó sẽ được coi là hoàn thiện quá trình phá sản.

Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực hiện phá sản qua việc làm thủ tục. Khi một ngân hàng được coi là yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cơ cấu lại, tiến hành chuyển giao 0 đồng cho một ngân hàng khác.

Hệ quả của việc phá sản của ngân hàng

Việc một ngân hàng phá sản có thể để lại nhiều hệ quả nặng nề cho nền kinh tế, trong đó bao gồm:

  • Dễ thấy nhất đó chính là việc một ngân hàng phá sản sẽ khiến người dân có xu hướng rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng đó, tạo nên hiện tượng bank – run. Các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng và dễ tạo nên hiện tượng mất thanh khoản hệ thống.
  • Với việc vay chéo lẫn nhau, khi ngân hàng vay mất thanh khoản, các ngân hàng làm chủ nợ của ngân hàng đó cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do không thể thu hồi được nợ, thậm chí có thể dẫn tới việc một ngân hàng thứ hai trong hệ thống cũng sẽ phá sản.
  • Ép buộc ngân hàng khác tiếp nhận chuyển giao bắt buộc: Tại Việt Nam, khi một ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành chuyển giao nghĩa vụ thanh toán cũng như tài sản cho một ngân hàng quốc doanh khác. Từ đó, các ngân hàng có thể tiếp nhận chuyển giao phải có khoản dự phòng rủi ro ở mức khá cao.

Tác động tới người gửi tiền

Ngân hàng phá sản tác động như thế nào tới người gửi tiền?
Ngân hàng phá sản tác động như thế nào tới người gửi tiền?

Khi một ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ không thể nhận lại toàn bộ phần tiền gửi của mình, mà chỉ nhận được một phần trong số đó. 

Theo Điều 4, Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, ngoại trừ Ngân hàng Chính sách, các ngân hàng còn lại đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi cho các cá nhân có tiền gửi tại tổ chức

Khách hàng sẽ được nhận lại tối đa 125 triệu đồng nếu khoản tiền gửi của mình bị ảnh hưởng hoặc không thể hoàn trả. Ngoài ra, khách hàng còn có thể nhận được một khoản đền bù sau khi ngân hàng hoàn thành việc thanh lý tài sản, tuy nhiên quá trình này cũng sẽ cần thời gian khá lâu để hoàn thành.

Tác động tới người vay tiền

Ngân hàng phá sản tác động như thế nào tới người vay tiền?
Ngân hàng phá sản tác động như thế nào tới người vay tiền?

Tại Việt Nam, khi một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc, những khoản vay của khách hàng lúc này cũng sẽ được chuyển giao qua ngân hàng mới. Khi quá trình này diễn ra, các khoản vay đó sẽ không có thay đổi về lãi suất hay kỳ hạn, chỉ có thay đổi về ngân hàng đích. Trong trường hợp không còn khả năng chi trả, tài sản đảm bảo của người vay sẽ được chuyển giao cho ngân hàng đích – lúc này là ngân hàng đã tiếp nhận chuyển giao ngân hàng cũ.  

Trên đây là những kiến thức cần biết về việc phá sản của ngân hàng, mong rằng nhà đầu tư đã có thể hiểu thêm về hiện tượng này. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Tiến Thành

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan